main logo
Messenger logo
phone calling icon
  • Home
  • Tin tức
  • Top những cách dạy kỹ năng sống mầm non cho trẻ 4...

Top những cách dạy kỹ năng sống mầm non cho trẻ 4 - 5 tuổi

Giai đoạn 4 - 5 tuổi được xem là “độ tuổi vàng” để trẻ tiếp thu các kỹ năng sống một cách hiệu quả, bởi não bộ của trẻ trong giai đoạn này bắt đầu có sự phát triển nhanh chóng, giúp trẻ dễ tiếp thu thông tin và tăng khả năng sáng tạo vốn có của mình. Vậy làm thế nào để ba mẹ hướng dẫn kỹ năng sống mầm non cho trẻ hiệu quả nhất? Cùng VAS tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!

1. Vì sao cần dạy kỹ năng sống cho trẻ?

Khái niệm “kỹ năng sống cho trẻ” không còn xa lạ trong xã hội hiện nay, đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non trở thành xu hướng của nhiều gia đình. Vì tầm quan trọng của nó mà các kỹ năng sống dàn được đưa vào chương trình giáo dục chính thức của nhiều ngôi trường mầm non hiện nay. 

Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ ngay từ bậc mầm non

Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ ngay từ bậc mầm non

Tuy nhiên, cũng có không ít sự nhầm lẫn từ phía phụ huynh để hiểu đúng về cụm từ “kỹ năng sống mầm non”. Ví dụ: khi trẻ chào hỏi người lớn, nói lời xin lỗi hoặc cảm ơn,... đây chỉ đơn thuần là những hành động mà bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể làm được do có sự tác động từ người lớn. Tuy nhiên, để trẻ thực hiện những hành động này một cách tự giác mà không cần người lớn nhắc nhở, đòi hỏi phải trải qua một thời gian rèn luyện để biến các hành động thành kỹ năng sống cho trẻ. 

Do đó, khái niệm kỹ năng sống cho trẻ nên được nhìn nhận là việc giúp trẻ hình thành những hành vi lành mạnh được đúc kết từ kinh nghiệm sống hàng ngày. Đặc biệt là giúp trẻ hiểu được điều gì nên và không nên làm để từ đó có thể đối mặt với những thách thức trong cuộc sống. 

Bên cạnh những điều trên, để dạy kỹ năng sống cho trẻ đòi hỏi ba mẹ phải kiên nhẫn cùng giáo viên và nhà trường, không thúc ép các trẻ nhỏ làm những điều mà các con không muốn, hoặc chưa hiểu rõ về ý nghĩa của những hành động đó. Vì những kỹ năng đầu đời này sẽ theo trẻ trong chặng đường phát triển sau này nên cần nhiều thời gian để trẻ trau dồi và nhận thức về những điều mà trẻ được dạy

2. Các hoạt động giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sống mầm non

Hãy để trẻ hình thành thói quen tự lập ngay từ khi còn bé bằng cách để trẻ tự thực hiện những công việc trong khả năng bằng chính đôi tay của mình. Điều này sẽ giúp trẻ có ý thức không ỷ lại vào tình yêu thương của ba mẹ. 

Tại các ngôi trường mầm non quốc tế như VAS, trẻ mầm non đã có thể tự ăn uống một mình, dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong, biết cách tự mặc quần áo, đánh răng và những hoạt động vệ sinh cá nhân khác… Hơn nữa, trẻ còn được rèn luyện tư duy bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh chung như: nhặt rác, bỏ rác đúng nơi quy định, dội nước sau khi đi vệ sinh... Những thói quen ở trường giúp trẻ dần đi vào nề nếp và được trẻ tự giác thực hiện ngay cả trong gia đình. 

Trẻ mầm non tại VAS tham gia các hoạt động bổ ích

Trẻ mầm non tại VAS tham gia các hoạt động bổ ích 

Ngoài ra, ở độ tuổi mầm non, mỗi đứa trẻ đều mang trong mình tư duy sáng tạo sẵn có, nhưng để những sự sáng tạo được phát triển mạnh mẽ, ba mẹ nên thường xuyên đưa trẻ đến những khu vui chơi, sở thú, nhà triển lãm... để giúp trẻ mở rộng góc nhìn đa chiều, nhận biết nhiều hơn về con người, sự vật, sự việc diễn ra trong cuộc sống xung quanh. 

Trẻ tiếp xúc và gần gũi với thiên nhiên cũng sẽ khiến các giác quan của trẻ được cảm thụ tốt hơn, từ đó tăng khả năng sáng tạo. Bên cạnh đó, việc vui chơi và cùng trẻ khám phá những điều thú vị sẽ giúp thắt chặt tình cảm gia đình và cũng hạn chế được phần nào vấn nạn “nghiện công nghệ sớm” ở trẻ, giảm lượng thời gian trẻ tiếp xúc với máy tính và điện thoại thông minh. 

Mỗi năm học tại VAS, các em từ bậc học mầm non đến trung học đều có cơ hội tham gia các hoạt động dã ngoại lý thú và khám phá những vùng đất mới lạ nhằm mở rộng tư duy, phát triển thể chất, kỹ năng sống. Qua mỗi chuyến đi, các em sẽ có thêm nhiều niềm vui và kỷ niệm đẹp tuổi học trò cùng bạn bè, thầy cô. Một số địa điểm các VASers đã từng đặt chân đến như Tiniworld, Đầm sen, Kizciti, Thành phố tuyết Snow town, Thành phố hướng nghiệp Vietopia… Ngoài ra, các chuyến dã ngoại đến khu nông trại Happy Farm hay khu du lịch Happy Land cũng góp phần khai mở những suy nghĩ mới mẻ của các bạn nhỏ, giúp trẻ trải nghiệm hoạt động nông nghiệp và gieo mầm sự yêu thích khám phá, học hỏi với thế giới xung quanh.

3. Ba mẹ nên làm gì để rèn luyện các kỹ năng sống cho trẻ?

a. Đồng hành cùng trẻ với sự kiên nhẫn

Trong giai đoạn từ 4 - 5 tuổi, trẻ rất hiếu động và tò mò về thế giới xung quanh, nhưng cũng chính giai đoạn này trẻ sẽ tiếp thu các kiến thức và kỹ năng một cách tốt nhất. Điều này đòi hỏi ba mẹ phải hết sức khéo léo và kiên nhẫn, nhẹ nhàng với các con vì có rất nhiều kỹ năng mà trẻ cần phải học và không phải lúc nào trẻ cũng có thể làm tốt mọi kỹ năng như người lớn. Song song đó, trẻ ở độ tuổi mầm non thường có xu hướng bắt chước người lớn, do đó, ba mẹ phải luôn cân nhắc trong mọi hành vi cử chỉ, lời nói khi tiếp xúc với trẻ để trẻ được phát triển trong môi trường tốt nhất. 

Giáo viên VAS hướng dẫn trẻ mầm non bằng tất cả tình thương 

Giáo viên VAS hướng dẫn trẻ mầm non bằng tất cả tình thương 

b. Hướng dẫn trẻ bằng tâm thái tích cực

Môi trường thoải mái, tích cực không chỉ giúp trẻ nhỏ tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách nhanh chóng mà còn giúp các bé hăng say học hỏi những điều người lớn truyền tải hoặc thậm chí là tự giác thực hiện các kỹ năng mà trẻ học được. 

Bên cạnh đó, khuyến khích trẻ kết bạn và hòa nhập cộng đồng cũng là một cách tốt để giữ cho trẻ có một môi trường phát triển lành mạnh. Sự kết nối với bạn bè cùng trang lứa sẽ giúp trẻ giữ được tâm thế vui tươi khi luôn có người chơi cùng, đặc biệt là trẻ sẽ hình thành kỹ năng giao tiếp cũng như sự đoàn kết ngay từ khi còn bé. Càng mở rộng thế giới quan của trẻ sẽ giúp trẻ có cách ứng xử tốt hơn trong cuộc sống sau này. 

c. Gia đình trở thành tấm gương cho các bé

Gia đình không chỉ là nơi trẻ được sinh ra và lớn lên mà các thành viên trong gia đình còn phải thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi thành viên trong gia đình có thể hướng dẫn và cùng trẻ tham gia các hoạt động đơn giản như dạy bé cách sắp xếp đồ đạc, hướng dẫn trẻ tự gấp quần áo, v.v… trẻ sẽ rất vui khi có gia đình đồng hành trong các hoạt động thường nhật. 

Thói quen sinh hoạt của gia đình cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ nhỏ, vì thế ba mẹ nên sắp xếp giờ giấc trong nhà để các hoạt động như: ăn cơm, xem tivi, tắm rửa, vệ sinh cá nhân, ngủ nghỉ... được diễn ra theo nề nếp giúp trẻ hình thành những thói quen tốt trong cuộc sống. 

Đồng hành cùng các hoạt động của trẻ nhỏ

Đồng hành cùng các hoạt động của trẻ nhỏ

d. Đối xử với trẻ như một thành viên trưởng thành

Phụ huynh nên hướng dẫn và giao cho trẻ làm những việc vặt trong nhà như: giúp mẹ phụ dọn thức ăn, giúp ba lau nhà, cùng anh/chị tắm cho thú cưng, v.v… những hoạt động này nhằm để trẻ ý thức rằng mỗi thành viên trong gia đình đều có một nhiệm vụ riêng và rèn cho trẻ kỹ năng tự giác. 

e. Dành cho trẻ những lời khen 

Trong quá trình dạy dỗ và sinh hoạt cùng trẻ, ba mẹ cũng nên có những lời khen ngợi động viên trẻ đúng lúc để khuyến khích tinh thần các con. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng lời khen sẽ khiến trẻ trở nên tự cao. Ngược lại, khi trẻ phạm sai lầm, ba mẹ nên nhẹ nhàng khuyên bảo và giải thích lý do vì sao hành động đó là sai và nên khắc phục như thế nào. 

Thỉnh thoảng, ba mẹ có thể khen ngợi bằng cách tặng quà cho trẻ để khích lệ trẻ đã hoàn thành tốt một nhiệm vụ nào đó. Những món đồ chơi nho nhỏ chính là động lực để trẻ không ngừng nỗ lực trong mọi tình huống để có được kết quả tốt nhất. Điều này sẽ giúp hình thành tính cách của trẻ trong tương lai và đây cũng được xem là một trong những phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ hiệu quả.

Với những cách dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non vừa nêu trên, VAS hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho quý phụ huynh, giúp ba mẹ biết cách phát huy tối đa khả năng của các bé. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể truy cập tại đây để tìm hiểu thêm về chương trình giáo dục mầm non tại VAS: 🌏 www.vas.edu.vn - ☎ 0911 26 77 55

Xem thêm: 

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non: Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp với ông bà, cha mẹ

Lớp học kỹ năng sống cho trẻ mầm non và tiểu học: Kỹ năng sống tự lập

Top 05 cách phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non

Bài viết liên quan