main logo
Messenger logo
phone calling icon
  • Home
  • Tin tức
  • 10+ cách dạy trẻ khi không nghe lời đơn giản, hiệu...

10+ cách dạy trẻ khi không nghe lời đơn giản, hiệu quả

I. Cách dạy trẻ khi không nghe lời bằng phương pháp quát mắng, có nên hay không?

1. Trẻ không thể tiếp thu những gì được chỉ dạy

Tiến sĩ - nhà tâm lý học Laura Markham nhận định rằng quát mắng chỉ là một phương tiện giúp con người giải tỏa sự nóng giận nhất thời xảy ra tại thời điểm. Tuy nhiên, điều này lại không giúp chuyển hoá hay thay đổi hành vi, nhất là con trẻ. Khi bị quát mắng, tâm lý sợ hãi và lo âu sẽ bao trùm tâm trí trẻ, các vùng nhận thức và tiếp nhận của não bộ sẽ đóng lại. Đây là hình thái phản ứng và cơ chế hết sức bình thường của cơ thể. Vì vậy, trẻ sẽ không thể tiếp thu những điều mà bố mẹ mong muốn truyền đạt. Thay vào đó, phương pháp dùng lời nói nhẹ nhàng, ân cần sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu hơn.

Trẻ dễ tiếp thu thông tin khi vui vẻ

Trẻ dễ tiếp thu thông tin khi vui vẻ

2. Phá vỡ các mối quan hệ

Việc sử dụng phương pháp quát mắng hay đòn roi không giúp bố mẹ giáo dục được con cái hiệu quả mà trái lại còn làm cho mối quan hệ bố mẹ và con cái trở nên xấu đi. Thay vì cảm giác được tình yêu thương, sự vỗ về của bố mẹ, giờ đây cảm giác sợ sệt, sợ bị quát mắng, sợ bị hứng chịu những cơn đòn roi làm cho trẻ dần trở nên xa cách bố mẹ, xa cách gia đình hơn. Hơn nữa, sự không kiềm chế nhất thời của bố mẹ có thể tác động đến quá trình phát triển lâu dài của trẻ. Sau này, những nỗ lực hàn gắn tình cảm với con cái sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

3. Gây ra sự tổn thương cho trẻ

Ngôn từ tuy không có trọng lượng nhưng có thể gây ra những tổn thương lâu dài và sâu sắc nếu người nói không kiểm soát được lời nói của mình. Hơn nữa, đối với trẻ nhỏ, cuộc sống hằng ngày thường gắn liền với bố mẹ, bạn bè xung quanh. Việc thường xuyên để trẻ hứng chịu nguồn năng lượng tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của trẻ, những tổn thương tuổi thơ, chướng ngại tâm lý, hay thậm chí là những căn bệnh tâm lý. Đôi khi, những sự tổn thương cứ đổ dồn về trẻ buộc trẻ phải hình thành lớp vỏ bọc tự bảo vệ bản thân, càng không vâng lời và bướng bỉnh hơn.

Tâm lý ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của trẻ

Tâm lý ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của trẻ

4. Ba mẹ phải là tấm gương điều tiết cảm xúc cá nhân cho các con noi theo

Ba mẹ là tấm gương phản chiếu để các con noi theo và học hỏi. Do đó, việc áp dụng phương pháp quát mắng không thúc đẩy sự phát triển những nét tính cách tốt đẹp mà trái lại làm cho trẻ có những hành vi giống hệt bố mẹ đang áp dụng. Khi lớn lên, những thói quen này sẽ mãi theo các em trong công việc và cuộc sống, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cả những người xung quanh. Ngoài ra, sự nóng giận chỉ phản ánh bố mẹ không tìm được cách giao tiếp và truyền đạt hiệu quả với con em mình. Vì vậy, bố mẹ nên dùng cách tiếp cận ôn hoà, dùng tình yêu thương để trẻ dễ dàng tiếp thu và thay đổi.

II. Cách dạy trẻ khi không nghe lời đơn giản nhưng hiệu quả

1. Sử dụng lời nói mang tính chất động viên thay vì ra lệnh

Cùng một ý nghĩa nhưng cách mà bố mẹ sử dụng từ ngữ có thể giúp trẻ dễ dàng tiếp thu thông tin hoặc gây khó khăn trong việc hiểu và làm theo những gì bố mẹ mong muốn. Bố mẹ thường áp dụng công thức “ ĐỪNG” hay “KHÔNG” để giao tiếp với trẻ nhỏ khi các em không nghe lời:

- Con đừng vứt đồ lung tung

- Không được nhận được ăn của người lạ

- Đừng vứt rác bừa bãi

Những lời nói mang tính chất ra lệnh không giúp con trẻ hiểu được vấn đề nhanh chóng mà trái lại còn làm cho trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu vấn đề mà bố mẹ đang truyền đạt: “Không được” + “vấn đề”. Lượng thông tin mà con trẻ phải xử lý sẽ nhân đôi trong khi khả năng xử lý của não bộ còn hạn chế. Hơn nữa, việc dùng những lời nói mang tính chất ra lệnh chỉ đưa ra những vấn đề trẻ cần khắc phục chứ không chỉ ra cho trẻ làm thế nào cho đúng, cho phải.

Thay vì vậy, bố mẹ nên dùng những lời nói có tính chất động viên, khuyên nhủ nhẹ nhàng cũng như chỉ ra hành động cụ thể trẻ nên làm. Điều này sẽ giúp trẻ đón nhận thông tin theo chiều hướng tích cực hơn. Chẳng hạn, bố mẹ nên nói: “Con nhớ sắp xếp đồ chơi gọn gàng nhé” hay “Con cần bỏ rác vào thùng nhé”. Sau mỗi lần con thực hiện đúng, bố mẹ nên động viên, khen ngợi trẻ. Điều này không chỉ giúp trẻ có tinh thần, tâm lý thoải mái mà còn giúp trẻ dần dần ý thức được những hành động nhất định sẽ nhận được lời khen từ bố mẹ.

Lời nói động viên giúp trẻ có tâm lý thoải mái

Lời nói động viên giúp trẻ có tâm lý thoải mái

2. Kiên nhẫn quan sát, hướng dẫn trẻ

Giáo dục con trẻ đòi hỏi bố mẹ rất nhiều sự kiên nhẫn. Khi trẻ không nghe lời, sự kiên nhẫn trong việc quan sát và hướng dẫn trẻ càng cần thiết hơn bao giờ hết. Phụ huynh cần nhìn nhận rõ 2 vấn đề sau:

Trẻ nhỏ không thể nào suy nghĩ được như người lớn: trẻ chưa biết cách làm thế nào cho đúng, cho phải. Vì vậy, bố mẹ cần kiên trì quan sát, hướng dẫn con.

Bố mẹ cũng từng là con trẻ: bố mẹ cũng từng là con trẻ nhưng các em chưa bao giờ là bố mẹ. Vì vậy, việc nhìn nhận vấn đề dưới góc nhìn của các em sẽ giúp bố mẹ có cách đánh giá thấu đáo và toàn diện hơn, dùng phương pháp tiếp cận phù hợp hơn để chỉ dạy trẻ thay vì những lời nói khinh suất, nóng giận.

Bố mẹ cần quan sát để có thể tìm hiểu nguyên nhân nào khiến trẻ có những biểu hiện ương ngạnh, không hợp tác. Từ đó, bố mẹ có thể tìm ra cách hướng dẫn các em phù hợp hơn. Để lời nói có thể chuyển biến thành hành động cụ thể, bố mẹ cần kiên trì chỉ dạy con từng ngày, qua từng việc làm cụ thể. Chẳng hạn, khi con chơi xong, bố mẹ nên hướng dẫn con sắp xếp đồ chơi gọn gàng lên kệ, hay cùng con nhặt đồ chơi bỏ vào rổ. Những lần đầu, trẻ sẽ quên hay vẫn chưa quen, bố mẹ cần kiên trì lặp đi lặp lại những hành động này trước mặt con. Qua từng ngày, bố mẹ sẽ trở thành hình mẫu để con noi theo và dần dần thực hiện theo những gì mà bố mẹ mong muốn.

3. Đặt ra quy tắc, thưởng phạt rõ ràng

Những lời hứa, phần thưởng, món quà,... có sức thu hút đặc biệt với trẻ nhỏ. Trẻ sẽ có động lực thực hiện theo mong muốn của bố mẹ để đạt được phần quà mà các em yêu thích. Đây cũng là bài học về sự nỗ lực, quyết tâm mà bố mẹ có thể chỉ dạy cho con cái. Vì vậy, sự phá vỡ lời hứa của bố mẹ có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ có biểu hiện ngang bướng, không hợp tác.

Bên cạnh phần thưởng, quy tắc hay hình phạt là yếu tố quan trọng không kém. Những quy tắc sẽ giúp trẻ biết được điều gì được làm, nên làm và điều gì không. Nhờ vậy, trẻ sẽ rèn luyện cho mình ý thức trách nhiệm, tinh thần kỷ luật từ sớm. Nếu không có những quy tắc thưởng phạt nhất định, với tâm lý được cưng chiều, trẻ sẽ khó nhận biết được ranh giới đúng sai của các vấn đề, từ đó sẽ càng có tâm lý kháng cự khi bị ép buộc thực hiện những điều trái ý muốn của bản thân. Vì vậy, để cách dạy trẻ khi không nghe lời thật sự phát huy tác dụng, bố mẹ cần áp dụng thưởng phạt rõ ràng, công minh, tạo động lực nhưng cũng đặt ra giới hạn nhất định cho trẻ.

4. Tránh sử dụng những lời nói tiêu cực với trẻ

Khi nóng giận, người lớn thường không kiềm chế được cảm xúc, thái độ cũng như hành động của mình. Do đó, bố mẹ rất dễ dùng những lời nói mang tính chất tiêu cực, thiếu kiểm soát. Những trạng thái cảm xúc mang tính chất bộc phát của bố mẹ có thể trực tiếp ảnh hưởng đến cảm xúc thậm chí là trạng thái tâm lý của trẻ. Khi nhận liên tiếp những lời chỉ trích hay những thông tin tiêu cực, năng lượng tiêu cực của trẻ sẽ bị tích tụ, dồn nén. Nếu trạng thái cảm xúc này bị đẩy lên đỉnh điểm, trẻ sẽ càng ngang bướng, không hợp tác nhiều hơn. Hơn nữa, khả năng phát triển về mặt nhận thức của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện. Những lời nói theo chiều hướng tiêu cực dễ làm cho trẻ tự ti vào bản thân, mặc cảm và thu mình lại nhiều hơn.

Bố mẹ trước hết cần điều tiết và kiểm soát cảm xúc cá nhân của mình, tránh ảnh hưởng đến tâm sinh lý trong quá trình trưởng thành của trẻ. Thay vào đó, những lời khen, lời động viên và an ủi sẽ là cách tiếp cận hiệu quả hơn đối với trẻ.

Bố mẹ không nên dùng thái độ tiêu cực giao tiếp với trẻ

Bố mẹ không nên dùng thái độ tiêu cực giao tiếp với trẻ

5. Cho trẻ nhiều lựa chọn, không áp đặt quá mức

Trẻ nhỏ có những sở thích và mong muốn riêng của mình, đặc biệt là càng lớn hơn, trẻ càng nhận thức rõ rệt về những điều mà trẻ muốn làm và không muốn làm. Ở một mặt, bố mẹ nên giới hạn những lựa chọn của con ở một giới hạn nhất định, không nuông chiều con quá mức. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần linh hoạt trong cách nuôi dạy con, không áp đặt hoàn toàn đối với con em mình. Trẻ bướng bỉnh, không nghe lời là do các em dần có suy nghĩ, ý kiến riêng của mình. Vì vậy, bố mẹ nên cho con nhiều lựa chọn hơn thay vì ép buộc con vào một khuôn khổ nhất định.

Chẳng hạn, trời đã tối nhưng con vẫn muốn xem bộ phim hoạt hình yêu thích. Thay vì la mắng trẻ, tắt hẳn ti vi và buộc trẻ đi ngủ ngay lập tức, thì bố mẹ hãy cho con lựa chọn: xem tivi thêm 10 phút nhưng không được đi chơi công viên hoặc là đi ngủ đúng giờ nhưng được đi chơi công viên giải trí.

6. Trở thành những người bạn của con

Trẻ nhỏ, đặc biệt là các em có biểu hiện bướng bỉnh, không nghe lời thường là những bé nhạy cảm và thường để ý đến biểu hiện, thái độ, và cách tương tác của bố mẹ với mình. Vì vậy, bố mẹ cần trở thành những người bạn tâm lý của con, sử dụng ngôn ngữ và cách tiếp cận phù hợp, tránh gây tổn thương cho trẻ. Bố mẹ cần thường xuyên quan sát, hỏi han, trò chuyện cùng trẻ để có thể hiểu rõ về con em mình hơn. Đôi khi, trẻ không nghe lời không phải do trẻ bướng bỉnh mà có những nguyên nhân sâu xa đằng sau mà bố mẹ chưa phát hiện ra được. Việc ngồi xuống trò chuyện, tìm hiểu trẻ không những giúp bố mẹ tìm cách giải quyết vấn đề hiệu quả mà còn giúp thắt chặt tình cảm của bố mẹ và con cái, giúp con được trưởng thành trong tình yêu thương, quan tâm chăm sóc của gia đình.

Ngoài ra, có thể nguyên nhân làm trẻ có biểu hiện không hợp tác là do bạn bè hay trường học. Do đó, bố mẹ cũng nên hỏi thăm thầy cô ở trường - những người trực tiếp chăm sóc trẻ tại trường để có thể tìm cách giải quyết và áp dụng cách dạy trẻ khi không nghe lời phù hợp.

Trẻ nhỏ rất cần người quan tâm, chăm sóc

Trẻ nhỏ rất cần người quan tâm, chăm sóc

III. Phương pháp giáo dục bằng tình yêu thương tại trường quốc tế Việt Úc - VAS

1. Triết lý giáo dục của VAS

Trường quốc tế Việt - Úc (VAS) được thành lập vào năm 2004, là môi trường giáo dục thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các em học sinh, trang bị hành trang vững chắc cho các em trong quá trình phát triển và trưởng thành của mình. Bên cạnh việc xây dựng chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, VAS còn trang bị cho các em nhiều kỹ năng sống thiết thực, bổ ích, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn trẻ nhỏ, để các em không những là công dân có nền tảng vững chắc mà còn là công dân có ích cho xã hội.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, VAS luôn tâm niệm tình yêu thương, quan tâm chăm sóc là kim chỉ nam trong mọi hoạt động giáo dục và chăm sóc trẻ tại trường. Với hơn 18 năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo các thế hệ học sinh ở nhiều lứa tuổi, cấp bậc từ Mầm non cho đến lớp 12, hơn ai hết, VAS hiểu rõ giá trị và lợi ích của việc uốn nắn trẻ bằng tình yêu thương đối với sự phát triển lâu dài của trẻ. Vì vậy, giáo dục bằng đòn roi hay quát mắng chưa bao giờ và sẽ không bao giờ được VAS lựa chọn vào cách dạy trẻ khi không nghe lời.

VAS dùng tình yêu thương để nuôi dạy trẻ

VAS dùng tình yêu thương để nuôi dạy trẻ

2.VAS giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương như thế nào?

Để trường lớp trở nên gần gũi, thân thuộc hơn với con trẻ, nhất là các em lần đầu tiếp xúc với môi trường lớp học, VAS luôn tạo điều kiện tốt nhất để các em trở nên hào hứng mỗi khi đến lớp, đến trường, gặp bạn bè và thầy cô:

Tạo ra bầu không khí lớp học gần gũi, ấm áp với sỉ số lớp dao động từ 18-25 em học sinh. Bên cạnh đó, để kịp thời chăm sóc, hỗ trợ, và theo dõi sát sao những biểu hiện và chuyển biến tâm lý của trẻ, VAS luôn đảm bảo mỗi lớp có 2-3 giáo viên phụ trách đứng lớp và một bảo mẫu đồng hành xuyên suốt.

VAS luôn hiểu rằng mỗi em đều sở hữu những nét tính cách riêng biệt. Vì vậy, VAS luôn tôn trọng sự đa dạng trong tính cách, suy nghĩ, và biểu hiện của các em. Do đó, VAS không kìm hãm, áp đặt các em vào một khuôn mẫu nhất định mà luôn đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất để các em khám phá và phát triển những giá trị riêng biệt của mình.

Các lớp học được thiết kế, trang trí với màu sắc, đồ vật phù hợp với lứa tuổi, giúp trẻ tự do khám phá, tự do vui chơi giải trí. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo của VAS đều có khu vực sân chơi ngoài trời rộng rãi, thoáng mát, giúp bé có thể thoải mái tham gia nhiều hoạt động vận động, phát triển năng lực thể chất.

Các phương pháp, chương trình học được VAS sử dụng kích thích tối đa sự tò mò, đam mê học hỏi, đam mê khám phá của trẻ, giúp trẻ mỗi ngày đến trường là một ngày vui

3. Đội ngũ giáo viên, nhân viên VAS

VAS luôn khắt khe trong việc tuyển dụng, đào tạo đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy, chăm sóc con trẻ. Để có thể giảng dạy tại VAS, ngoài kiến thức chuyên môn và những kiến thức liên quan đến lĩnh vực tham gia giảng dạy, tình yêu thương con trẻ và lòng nhiệt huyết, tận tâm là một trong các tiêu chí hàng đầu. Ngoài ra, VAS còn thường xuyên tổ chức đánh giá chất lượng giáo viên, cập nhật kiến thức chuyên môn, tổ chức các hoạt động đào tạo nhằm giúp các thầy cô luôn giữ được sự tận tâm với nghề, và sự tận tụy với các em học sinh của mình.

Ngoài ra, đội ngũ nhân viên VAS luôn giữ tác phong chuyên nghiệp, hỗ trợ hết mình để giúp các em giải quyết vấn đề của mình. Từ bác tài xế, cô bảo mẫu luôn ân cần, niềm nở giúp các em nhỏ luôn cảm nhận được tình yêu thương khi đến trường. Hay những bữa ăn tại trường đều được đội ngũ phụ trách chăm chút, giúp các em không những đủ chất dinh dưỡng mà còn cảm nhận được tâm huyết của người làm ra.

Cô Nguyễn Phạm Bích Ngọc - giáo viên mầm non đang công tác tại trường cho biết: Cô cũng như các đồng nghiệp luôn mong muốn mang đến sự an bình cho trẻ khi đến lớp. Sự hiện hữu của cảm giác hạnh phúc, vui vẻ giúp trẻ có được những trải nghiệm giáo dục tốt nhất. Ngược lại, trẻ sẽ luôn cảm thấy rất buồn chán, chỉ muốn thu mình lại với thế giới xung quanh.

Chia sẻ của giáo viên trực tiếp giảng dạy tại VAS

4. Các hoạt động giúp trẻ em cảm thấy được yêu thương tại VAS

Ngoài giờ học trên lớp, VAS thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động sau giờ học, giúp gia tăng trải nghiệm cho trẻ:

- Các hoạt động thực hành dã ngoại: giúp trẻ gần gũi hơn với thiên nhiên, thêm yêu thiên nhiên, trân trọng và giữ gìn những giá trị mà thiên nhiên mang lại.

- Các hoạt động nâng cao sức khoẻ, khả năng thể chất: bóng đá bóng rổ, bơi lội, võ thuật, aerobic, …

- Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật: ca hát, nhảy múa, hội hoá,... giúp trẻ khám phá, nuôi dưỡng và theo đuổi đam mê, hoài bão của mình.

Các cuộc thi, các hoạt động ý nghĩa giúp các em trao gửi yêu thương đến thầy cô, bạn bè, bố mẹ và những người xung quanh. Nhân dịp 20/10 vừa qua, trường quốc tế Việt - Úc cơ sở Ba Tháng Hai tổ chức hoạt động “Mang yêu thương, Mang quà tặng Mẹ” cho các bé Mầm non. Thông qua hoạt động này, các bé được tự tay thiết kế, tỉ mỉ ghi chép và gửi tặng những món quà tinh thần cho mẹ. Hoạt động này giúp trẻ bày tỏ lòng biết ơn, nuôi dưỡng những giá trị tốt đẹp trong quá trình khôn lớn của trẻ.

Các em tự tay làm quà tặng mẹ

Các em tự tay làm quà tặng mẹ

Có nhiều phương pháp nuôi dạy và giáo dục trẻ khác nhau, tuy nhiên cách dạy trẻ khi không nghe lời bằng bằng đòn roi hay quát mắng chưa bao giờ là phương pháp được khuyến khích hay nhân rộng. Vì vậy, bố mẹ và nhà trường nên sử dụng tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc để nuôi dạy và nuôi dưỡng các giá trị tốt đẹp cho trẻ. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, VAS đã, đang, và sẽ dùng tình yêu thương vào phương pháp giáo dục của mình, giúp bố mẹ hoàn toàn an tâm về một môi trường giáo dục hiện đại, văn minh, chuẩn quốc tế và chan hoà tình yêu thương. Để biết thêm thông tin chi tiết về VAS, Quý phụ huynh và các bạn học sinh có thể liên hệ tại: www.vas.edu.vn - 0911 26 77 55.

>>> Xem thêm: Bé đi nhà trẻ cần chuẩn bị những gì để dễ hoà nhập vào môi trường mới

Bài viết liên quan