main logo
Messenger logo
phone calling icon
  • Home
  • Tin tức
  • 10 lời khuyên hữu ích giúp phát triển tình cảm kỹ...

10 lời khuyên hữu ích giúp phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho bé

Phát triển tình cảm, kỹ năng sống cho trẻ quan trọng như rèn luyện kiến thức học thuật

Phát triển tình cảm, kỹ năng sống cho trẻ quan trọng như rèn luyện kiến thức học thuật

1. Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội là gì?

Phát triển kỹ năng xã hội và tình cảm cho trẻ là quá trình giáo dục các em về cách sống tự lập, tự tin, sáng tạo và tích cực trong cuộc sống. Đồng thời, giúp trẻ rèn luyện kỹ năng yêu thương, chia sẻ và đồng cảm bằng cách áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống hàng ngày của mình. Cụ thể:

Phát triển tình cảm:

- Phát triển khả năng nhận biết và cách biểu đạt tình cảm, cảm xúc của bản thân.

- Hiểu và đáp lại tình cảm, cảm xúc của người khác

- Hình thành, rèn luyện sự tự tin

- Thấu hiểu và điều chỉnh cảm xúc ở cả hai phương diện cá nhân và trong môi trường xã hội (bao gồm cảm xúc kích thích các giác quan như sung sướng, tức giận, hoảng sợ hay những cảm xúc khi tự đánh giá như có lỗi, xấu hổ, tự hào,...)

Phát triển kỹ năng xã hội:

- Kỹ năng thích ứng, hình thành và duy trì những mối quan hệ xã hội với các bạn đồng trang lứa và người lớn.

- Phát triển kỹ năng xã hội: Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, từ chối, cảm thông, sẻ chia, khả năng nhận biết sự thiện cảm từ người khác,...

Sự phát triển tình cảm kỹ năng xã hội còn là khả năng thể hiện cảm xúc một cách hiệu quả của một đứa trẻ. Lúc này, các bé sẽ tuân thủ các quy định và hướng dẫn đã được dạy để xây dựng các mối quan hệ tốt với người khác và phát triển lòng tự tin. Có nhiều yếu tố góp phần vào sự tiến bộ về mặt tình cảm-xã hội, như yếu tố sinh học, môi trường gia đình, môi trường học tập và những trải nghiệm trong cuộc sống của trẻ nhỏ. Do đó, ba mẹ và nhà trường cần phối hợp để tạo cho các bé môi trường sống đa dạng, không rập khuôn. Trong đó, sự khác nhau về văn hoá, đặc điểm cá nhân, ngôn ngữ, dân tộc, độ tuổi và giới tính cần được tôn trọng.

Cần tạo cho các bé môi trường sống đa dạng để phát triển tình cảm kỹ năng xã hội
Cần tạo cho các bé môi trường sống đa dạng để phát triển tình cảm kỹ năng xã hội

 

Hoạt động sinh hoạt thú vị của VAS giúp phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho bé

2. Tại sao sự phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho bé là rất quan trọng?

Chúng ta đều hiểu rằng trẻ em cần nắm vững bảng chữ cái ABC, nhận biết màu sắc và con số để sẵn sàng bước vào học tập. Tuy nhiên, để thích nghi trong môi trường lớp học, trẻ cũng cần sở hữu khả năng kiểm soát cảm xúc, để cùng chơi và hợp tác một cách hiệu quả với bạn bè, thầy cô. Theo nghiên cứu từ các Đại học hàng đầu trên thế giới, việc phát triển tình cảm kỹ năng xã hội ngay từ sớm cho trẻ sẽ đem đến rất nhiều lợi ích vượt trội, chẳng hạn như:

- Xây dựng các mối quan hệ bạn bè với những trẻ cùng tuổi khác.

- Phát triển khả năng giải quyết vấn đề, cách cư xử đúng mực và kỹ năng diễn đạt tốt hơn, từ đó giúp bé tạo thiện cảm với người xung quanh.

- Tuân thủ các quy định trong gia đình và trường học.

- Tập trung và đối mặt với những vấn đề khó khăn.

- Tự tin khi thử sức với những điều mới.

- Giảm thiểu cảm xúc tiêu cực, giúp bé hạnh phúc hơn khi là người hòa đồng và thấu hiểu người khác.

- Kỹ năng xã hội giúp trẻ phát triển tư duy linh hoạt và khả năng xử lý vấn đề. Qua việc tương tác với người khác, trẻ học cách nhận biết, hiểu và đáp ứng đúng cách với các tình huống xã hội phức tạp.

- Giúp phát triển thể chất ở trẻ nhỏ. Bởi vì những cảm xúc tích cực sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển thể chất.

- Kỹ năng xã hội không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong giai đoạn tuổi thơ, mà còn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sau này. Những người có kỹ năng xã hội tốt thường thành công hơn trong công việc, duy trì mối quan hệ tốt và đạt được sự hài lòng trong cuộc sống.

Tóm lại, sự phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội là rất quan trọng cho trẻ em vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện và sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của các em trong tương lai. Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ cần được tiến hành tích hợp giữa các yếu tố thể lực, ngôn ngữ, nhận thức và thẩm mỹ.

3. 10 lời khuyên hữu ích giúp phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho bé

3.1.Trò chuyện, đọc sách và hát cùng trẻ

Trẻ em học tập chủ yếu bằng cách tương tác với những người xung quanh mình. Khi ba mẹ dành thời gian để cùng trẻ trò chuyện, đọc sách, và hát hò sẽ giúp trẻ có cảm giác được quan tâm cũng như có sự gắn kết với người thân của mình.

Việc đọc sách không chỉ tạo ra sự thú vị mà còn có ảnh hưởng vô cùng tích cực đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ em thường xuyên tiếp xúc với sách sẽ có vốn từ phong phú và thể hiện thành tích học tập cao. Ngoài ra, đọc sách còn giúp trẻ em mở rộng hiểu biết từ quan điểm của những người khác, từ đó giúp trẻ đồng cảm cũng như thấu hiểu cảm xúc của những người xung quanh.

Việc ba mẹ cùng bé đọc sách và trò chuyện về nội dung cuốn sách còn đóng góp vào sự phát triển nhân cách. Bởi khi trẻ đọc về nhiều nhân vật và trải nghiệm khác nhau, các em sẽ bắt đầu hình thành những giá trị và niềm tin riêng, đồng thời cảm thấy tự tin về bản thân.

Đọc sách cũng giúp trẻ em đối phó với những cảm xúc mạnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ba mẹ đọc sách cho con còn giúp trẻ kiểm soát cảm xúc một cách lành mạnh. Khi được nghe những câu chuyện hấp dẫn, não bộ bé sẽ giải phóng các chất hóa học giúp làm dịu hệ thần kinh.

Trò chuyện, đọc sách và hát cùng trẻ

Trò chuyện, đọc sách và hát cùng trẻ

3.2. Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội bằng cách thể hiện rõ sự yêu thương đối với trẻ

Nghiên cứu từ các nhà khoa học đã chứng minh rằng tình yêu thương được ba mẹ bày tỏ bằng lời nói sẽ có tác động sâu sắc không chỉ trong một khoảnh khắc mà còn kéo dài suốt cuộc đời của trẻ .

Nhà tâm lý học người Mỹ - Jeffrey Bernstein cũng từng nhận định rằng việc chỉ yêu thương con thôi chưa đủ. Nếu ba mẹ không thể hiện điều đó cho con mình biết thì trẻ sẽ không thể cảm nhận được sự yêu thương từ phụ huynh.

Khi ba mẹ diễn đạt tình yêu thương bằng lời, trẻ nhận được thông điệp rằng mối quan hệ với ba mẹ là rất tích cực. Trẻ có thể cảm nhận sự yêu thương và chăm sóc đầy đủ mà gia đình dành cho mình. Tình yêu thương được bày tỏ bằng lời giúp cho tâm lý trẻ trở nên vững vàng, tự tin hơn trong mọi hoạt động của mình.

Ngoài ra, việc ba mẹ thể hiện tình yêu thương còn giúp trẻ giao tiếp tốt hơn, thân thiện hơn, đồng thời kích thích tình thương bên trong mỗi bé, cũng như xây dựng cho trẻ khả năng biểu đạt cảm xúc mạnh mẽ. Do đó, ba mẹ nên thoải mái hơn trong việc bày tỏ tình yêu thương lớn lao của mình cho các con biết nhé, bởi hơn cả vật chất, tình yêu thương mới chính là chất dinh dưỡng nuôi trẻ trưởng thành.

3.3. Nhất quán trong việc duy trì những thói quen để phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ

Để những thói quen có thể dần hình thành nên một tính cách chuẩn mực, ba mẹ cần cố gắng nhất quán trong việc duy trì những hành động tốt đó. Cụ thể, ba mẹ hãy nỗ lực tạo ra và duy trì các thói quen như nghỉ ngơi, ăn uống, tắm, chơi game, đọc sách,... theo một trình tự và thời gian nhất định. Việc này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi biết trước những gì sẽ diễn ra tiếp theo và dễ dàng hợp tác với ba mẹ. Đồng thời, việc lặp đi lặp lại một cách đều đặn và nhất quán những thói quen tốt còn giúp tạo nền tảng cho một phẩm chất tốt đẹp, từ đó giúp trẻ dễ dàng đạt được thành công rực rỡ trong tương lai. Ngoài ra, để đảm bảo tính điều độ này cho trẻ, ba mẹ cần làm gương cho con, trở thành tấm gương sáng mà trẻ có thể noi theo và học tập.

3.4. Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội bằng cách tìm hiểu và ghi nhớ những sở thích của trẻ

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc ba mẹ đưa ra định hướng cho sự phát triển của con là một chuyện rất cần thiết. Tuy nhiên, ba mẹ cần phải xây dựng định hướng dựa trên sở thích của con. Và đặc biệt, ba mẹ phải luôn tôn trọng sở thích của con mình. Nếu ba mẹ không tìm hiểu những sở thích của trẻ và định hướng theo suy nghĩ riêng của mình thì sẽ khiến “thui chột" tài năng của các bé, dần dần bào mòn sự tự tin của trẻ. Ngược lại, khi trẻ được tự do về mong muốn, sở thích của mình, bé sẽ có xu hướng giữ được cân bằng trong cảm xúc tốt hơn. Từ đó, dễ dàng thành công hơn với đam mê của mình.

Cần tìm hiểu và ghi nhớ những sở thích của trẻ

Cần tìm hiểu và ghi nhớ những sở thích của trẻ để phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho bé


3.5. Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội bằng cách cho trẻ chơi các trò chơi dân gian đơn giản

Trò chơi dân gian không chỉ là trò chơi đơn thuần cho trẻ mà nó còn chứa bản sắc dân tộc Việt Nam. Các trò chơi dân gian không những giúp chắp cánh cho tâm hồn trẻ, tạo điều kiện cho các bé phát triển khả năng về tư duy, sáng tạo, tính khéo léo mà còn khiến trẻ hiểu về tầm quan trọng của tình bạn, tình yêu thương gia đình, lòng yêu quê hương, đất nước,… Những trò chơi âm điệu vui tươi, sống động, gần gũi với cuộc sống sẽ giúp trẻ thêm hào hứng trong học tập và có cách sống hồn nhiên hơn. Đặc biệt, các trò chơi dân gian thường được diễn ra ngoài trời sẽ giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên hơn, từ đó trẻ có nhiều cơ hội để tìm hiểu, quan sát về môi trường xung quanh mình.

>> Xem thêm: 3 nguyên tắc - 4 phương pháp ba mẹ cần nhớ khi giáo dục cảm xúc cho bé


3.6. Đáp lại trẻ, không phớt lờ bé

Trẻ nhỏ thường hay quấy khóc, mè nheo và hay hỏi nhiều câu ngộ nghĩnh. Tuy nhiên, dù điều bé thể hiện có ngớ ngẩn, vô lý đến đâu thì ba mẹ không không nên phớt lờ trẻ. Bởi khi bị phớt lờ, vô tình bé sẽ tự hiểu rằng bé không có quyền được bày tỏ ý kiến hay là bé không được thể hiện sự không hài lòng. Điều này lâu dần có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng nói ở trẻ. Kết quả là, bé sẽ gặp khó khăn trong việc thể hiện quan điểm hay hiểu cảm xúc của mình, cũng như gặp vấn đề về việc sắp xếp trật tự từ. Thậm chí, việc bị phớt lờ từ nhỏ còn hình thành trong bé thói quen giữ lại cảm xúc trong nội tâm, điều này sẽ gây ra ức chế, cản trở việc phát triển tâm lý lành mạnh sau này trong cuộc sống. Việc trẻ bị phớt lờ cũng sẽ khiến trẻ bắt chước hành vi đó và trở nên thờ ơ với người khác.

Cần đáp lại trẻ, không phớt lờ bé

Cần đáp lại trẻ, không phớt lờ bé


3.7. Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho bé bằng cách đưa trẻ ra ngoài

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra lợi ích vượt trội của việc tạo điều kiện cho trẻ được ở ngoài trời, gần gũi với thiên nhiên nhiều hơn. Và kết quả của đa số những nghiên cứu cũng đều đồng ý rằng những bậc cha mẹ thường xuyên cho con đi chơi bên ngoài, tiếp xúc với thiên nhiên sẽ giúp bé trở nên hạnh phúc hơn, thông minh hơn, có tính chú ý hơn và ít lo lắng hơn so với những đứa trẻ dành nhiều thời gian ở trong nhà. Hơn nữa, việc cho trẻ được tiếp cận với cộng đồng bên ngoài còn giúp xây dựng sự tự tin, tạo điều kiện để trẻ phát huy trí tưởng tượng phong phú và sự sáng tạo vượt bậc. Ngoài ra, điều này còn dạy trẻ về trách nhiệm, kích thích các giác quan, luôn khiến trẻ phải động não và tăng tính năng động của trẻ.

3.8. Là một hình mẫu về cảm xúc

Trẻ em rất thành thạo trong việc quan sát hành động cảm xúc của người khác và bắt chước một cách đầy sinh động. Vì vậy, ba mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh và phản ứng một cách điềm tĩnh đối với mọi tình huống. Hãy thể hiện lòng tốt và luôn sẵn lòng chăm sóc, giúp đỡ mọi người. Điều này sẽ giúp bé học được cách cư xử đúng mực, nhã nhặn từ đó trẻ sẽ biết cách xây dựng những mối quan hệ lành mạnh và có cách phản ứng phù hợp với mọi người khi trưởng thành.

3.9. Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội bằng việc khuyến khích trẻ nói về cảm xúc của mình

Khuyến khích trẻ nói ra ý kiến, cảm nhận của mình cũng là một phương pháp giúp ba mẹ thấu hiểu con cái của mình hơn. Ba mẹ hãy tạo điều kiện và động viên trẻ phát biểu ý kiến dù là điều đó đúng hay sai. Nếu đó là những ý kiến tích cực, ba mẹ hãy khen và khuyến khích trẻ phát huy suy nghĩ, tư tưởng đó. Nếu con nói sai, ba mẹ hãy nhẹ nhàng chỉ bảo thay vì giận dữ, quát tháo. Bởi nếu ba mẹ la mắng thì lần sau các bé sẽ sợ và không còn dám nói ra quan điểm của mình nữa.

Việc được động viên và khuyến khích trẻ đưa ra suy nghĩ của mình sẽ giúp bé cảm nhận được việc ba mẹ quan tâm, gần gũi với mình nhiều hơn. Điều này giúp các bé trở nên tự tin hơn, không chỉ đối với việc phát biểu ý kiến mà còn thoải mái thể hiện cá tính của bản thân. Hơn nữa, bé còn thoải mái chia sẻ cho ba mẹ những chuyện buồn vui ở trường. Điều này vô cùng quan trọng để ba mẹ dễ dàng theo dõi tâm tư của trẻ, những câu chuyện diễn ra trên lớp học để có các biện pháp can thiệp kịp thời và phù hợp.

Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần nhớ rằng không nên khen con quá nhiều. Việc khen ngợi chỉ nên dừng lại ở mức vừa đủ để các bé được thoải mái và tự tin. Nếu ba mẹ khen quá đà thì có thể hình thành trong trẻ tính cách tự phụ và kiêu căng.

Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội bằng việc khuyến khích trẻ nói về cảm xúc của mình

Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội bằng việc khuyến khích trẻ nói về cảm xúc của mình


3.10. Không nên áp đặt con để phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho bé

Một trong những nguyên tắc cơ bản mà ba mẹ cần lưu ý khi phát triển tình cảm, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ đó là ba mẹ không nên áp đặt con. Thay vào đó, hãy đặt ra những câu hỏi như “Con có muốn làm điều đó không?”, “Con cảm thấy như thế nào?”,.... Ba mẹ cần hiểu được các bé đang muốn gì và không muốn làm gì, từ đó tìm phương pháp khác để tạo ra hứng thú cho bé trong mọi hoạt động.

Việc ép buộc, áp đặt con làm theo sẽ gây ra những bức xúc, cưỡng ép, khó chịu và bé sẽ phản kháng thay vì ngoan ngoãn nghe theo. Vì thế, ba mẹ nên đưa ra những thỏa thuận hoặc quy tắc để con thực hiện mọi yêu cầu trên tinh thần vui vẻ, thoải mái và thích thú hơn.

4. Công tác phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho bé tại VAS

Tại VAS, chương trình giáo dục song ngữ được kết hợp giữa chương trình tiếng Anh và chương trình văn hóa quốc gia đã giúp trẻ phát triển tình cảm cùng những kỹ năng nền tảng quan trọng như:

- Phát triển nhận thức tình cảm & xã hội: Giúp trẻ hiểu được bản thân mình trong mối quan hệ với gia đình, nhà trường và cộng đồng, qua đó trẻ sẽ học được cách sẻ chia, thấu cảm và hợp tác với mọi người xung quanh mình.

- Phát triển kỹ năng giao tiếp: Các em học sinh tại VAS được rèn luyện rất sớm về kỹ năng nghe nói, tiền đọc, tiền viết bằng song ngữ Việt-Anh thông qua chuỗi hoạt động kích thích giao tiếp thú vị như kể chuyện, đóng kịch, cùng các trò chơi tương tác. Ngoài ra, với 10-20 tiết học tiếng Anh mỗi tuần còn giúp trẻ phát triển nhanh chóng tốc độ phản xạ đối với ngôn ngữ cũng như hình thành ngữ âm một cách tự nhiên nhất.

- Xây dựng cho trẻ những hiểu biết về thế giới: VAS lồng ghép khéo léo các bài học cơ bản về chăm sóc bản thân, ứng xử giao tiếp, quản lý cảm xúc, tự vệ,… vào chương trình cùng hoạt động dã ngoại nhằm giúp xây dựng cho trẻ phẩm chất tự chủ, tự lập trong sinh hoạt và học tập.

- Qua các hoạt động khám phá và chinh phục, trẻ được trải nghiệm đa dạng cung bậc cảm xúc, từ đó xây dựng lòng tự tin, tôn trọng bản thân và quan tâm đến cảm xúc của người khác.

- Với nhiều cuộc thi về thể thao và năng khiếu, trẻ được tham gia trong một môi trường đa văn hóa, việc giao tiếp với bạn bè và thầy cô sẽ giúp rèn luyện kỹ năng tương tác, tinh thần đồng đội và hình thành thói quen giao tiếp cũng như ứng xử cho trẻ.

VAS là một trong những trường học hàng đầu tại TP.HCM với chương trình học được xây dựng dựa trên khung chương trình Early Years Foundation Stage - Phát triển nền tảng tiền tiểu học của Vương Quốc Anh cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại giúp mang đến cho trẻ những trải nghiệm bổ ích và thú vị. Qua đó, hình thành cho trẻ những kỹ năng xã hội cần thiết, đồng thời phát triển tình cảm cho mỗi bé.


Bài viết trên đã chia sẻ về sự quan trọng của kỹ năng xã hội và cách rèn luyện cho trẻ. Chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin đã được chia sẻ sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về vai trò của việc phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ, từ đó dễ dàng lựa chọn phương pháp hữu ích nhất cho con em mình. Đặc biệt, trường VAS cung cấp các phương pháp giáo dục và chương trình học đa dạng, giúp các em phát triển toàn diện về kiến thức và tình cảm, kỹ năng sống mà ba mẹ có thể tham khảo. Để được tư vấn thêm thông tin, quý phụ huynh vui lòng liên hệ với đội ngũ tư vấn của VAS qua:

- Hotline: 0911267755

- Email: info@vas.edu.vn

- Trang web: https://www.vas.edu.vn/

Chúng tôi sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của quý phụ huynh và đưa ra những tư vấn hữu ích, phù hợp với nhu cầu của mỗi em học sinh.

Bài viết liên quan