main logo
icon
Messenger logo
phone calling icon
  • Home
  • Tin tức
  • 7 lưu ý quan trọng khi dạy kỹ năng sống cho trẻ 5...

7 lưu ý quan trọng khi dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi ba mẹ cần nhớ

1. Tại sao 5 tuổi là giai đoạn vàng để dạy kỹ năng sống cho trẻ?

5 tuổi được xem là bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển về thể chất, kỹ năng lẫn nhận thức cho trẻ. Đây được xem là “cửa sổ cơ hội" nhằm tạo dựng nền tảng cho sự hình thành nhân cách tốt đẹp và năng lực vượt trội trong tương lai cho mỗi bé. Cụ thể, ở tuổi lên 5, trẻ có những sự phát triển như sau:

- Thể chất: Trẻ 5 tuổi sở hữu kỹ năng vận động tinh và vận động thô dần được hoàn thiện. Do đó, trẻ có khả năng đi, đứng, chạy, nhảy khá vững vàng. Ngoài ra, ở độ tuổi này, bé còn được ví là một vận động viên tí hon khi sở hữu tầm nhìn 20/20 và mỗi năm trẻ sẽ tăng thêm 2kg, đồng thời cao hơn khoảng 6cm.

- Cảm xúc: Khi bước vào giai đoạn lên 5, trẻ đã có thể kiểm soát và điều tiết cảm xúc khá tốt. Ngoài ra, trẻ còn rất hào hứng đối với những hoạt động giao tiếp xã hội như giao lưu kết bạn và bé cũng muốn nhận được những phản hồi tích cực từ người lớn. Ở giai đoạn này bé cũng dễ cảm thấy tự ái, buồn bã nếu không được chú ý, thậm chí một số bé cá tính còn sẵn sàng “chiến đấu” để giành lại món đồ chơi của mình. Ngoài ra, trong độ tuổi này nhiều trẻ còn biết nói lên cảm xúc của mình.

- Nhận thức: Trong bài viết “10 năm phát triển vàng cho trẻ, đừng bỏ lỡ" của báo VTV.vn đã viết rằng: “Từ 5-6 tuổi, khối lượng não bộ của trẻ đã đạt 100% so với não bộ của một người trưởng thành. Lúc này, võ đại não của trẻ đã bắt đầu xếp nếp và những tế bào thần kinh cũng bắt đầu phát triển vượt trội.” Vậy nên, trong khoảng thời gian này, trẻ đã bắt đầu có những nhận thức về sự khác biệt giữa "đúng" và "sai". Hiểu rõ các quy tắc cơ bản và có xu hướng tuân thủ chúng để làm người lớn hài lòng. Thêm vào đó, trẻ 5 tuổi còn mang trong mình sự tò mò về thế giới xung quanh. Tâm hồn bé luôn háo hức khám phá và học hỏi điều mới lạ. Do đó, ba mẹ sẽ thường bắt gặp những “bãi chiến trường" mà bé gây ra để tìm hiểu và thấy cách mọi thứ hoạt động. Ở giai đoạn này, trẻ cũng đã có thể biểu đạt nhu cầu và mong muốn của mình thông qua ngôn ngữ. Lời nói của trẻ dần trở nên rõ ràng và trẻ cũng có khả năng hiểu các yêu cầu phức tạp hơn từ ba mẹ. Đôi khi, trẻ còn không ngừng nói, hỏi liên tục và sử dụng thành thạo các câu cảm thán, từ ngữ đa dạng nhằm tìm ra những câu giải đáp cho trí tò mò đang tuôn chảy bên trong đầu mình.

Từ những dữ liệu trên có thể thấy rằng, 5 tuổi chính là giai đoạn “vàng" để nuôi dưỡng kiến thức lẫn những kỹ năng sống quan trọng cho trẻ. Nếu ba mẹ không tập trung vào việc bồi dưỡng kiến thức và dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi thì sẽ bỏ lỡ cơ hội xây dựng nền tảng thể lực tốt cho bé.

5 tuổi là giai đoạn vàng để dạy kỹ năng sống cho trẻ

5 tuổi là giai đoạn vàng để dạy kỹ năng sống cho trẻ

2. 7 lưu ý quan trọng khi dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi ba mẹ cần nhớ

Để dạy trẻ 5 tuổi về những kỹ năng sống hiệu quả, bên cạnh việc áp dụng một phương pháp phù hợp với tâm lý của mỗi trẻ, ba mẹ cần nắm vững một vài quy tắc quan trọng. Dưới đây là 7 lưu ý khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi mà ba mẹ cần nhớ để bé ngoan ngoãn vâng lời mà không hình thành thái độ chống đối, ứng phó:

2.1. Không nên áp đặt con

Phụ huynh cần nhớ rằng trong quá trình trang bị kỹ năng sống cho con, nếu quá tập trung vào kết quả, ba mẹ thường gặp phải sai lầm là quá áp đặt trẻ, khiến bé cảm thấy bị ép buộc và mất hứng thú với việc học hỏi. Thay vào đó, ba mẹ nên tạo ra một môi trường thú vị và khích lệ trẻ tham gia vào các hoạt động kỹ năng sống một cách tự nguyện. Ba mẹ hãy tạo cho con một không gian thuận lợi để tự do thử nghiệm và tiếp tục học hỏi. Đồng thời, ba mẹ cũng cần đảm bảo rằng con không bị hạn chế thể hiện cá tính, năng khiếu của bản thân bởi các rào cản hay áp lực.

Không hạn chế bé thể hiện cá tính, năng khiếu của bản thân bởi các rào cản hay áp lực

Không hạn chế bé thể hiện cá tính, năng khiếu của bản thân bởi các rào cản hay áp lực

>> Xem thêm: 16 kỹ năng cần thiết cho trẻ mầm non

2.2. Không phê bình gay gắt mà hãy khuyến khích trẻ

Không phê bình con một cách khắt khe là một lưu ý quan trọng mà ba mẹ cần nhớ trong quá trình dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi. Các bé ở độ tuổi này rất dễ tự ái, mất tự tin nên nếu phải nghe những lời chỉ trích hay so sánh từ ba mẹ, bé sẽ có những cảm xúc tiêu cực độc hại. Điều này đôi khi còn làm giảm sút sự ham học hỏi, tìm tòi của trẻ. Thay vào đó, ba mẹ nên khuyến khích và động viên con khi bé hoàn thành một bài học về kỹ năng sống, luôn khen ngợi và tôn trọng thành tựu của con. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về việc tiếp thu kỹ năng sống của chính bản thân mình. Việc này sẽ giúp trẻ cảm thấy rằng con không cô độc trong hành trình học hỏi và có thể rút kinh nghiệm từ ba mẹ.

2.3. Chọn thời điểm thích hợp để dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi

Việc chọn thời điểm thích hợp để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua, bởi điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình học tập. Theo đó, ba mẹ không nên lựa chọn thời điểm rèn luyện khi trẻ đang trải qua cảm giác mệt mỏi hoặc không có tâm trạng tốt. Thay vào đó, ba mẹ cần tìm ra khoảng thời gian không quá bận rộn để truyền đạt những kỹ năng sống quan trọng cho bé chẳng hạn như sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Ngoài ra, ba mẹ nên tranh thủ chỉ bảo kiến thức cho trẻ vào những lúc bé đang thể hiện sự hứng thú, bởi lúc đó con sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức và đạt được kết quả tốt nhất.

Nên chọn thời điểm thích hợp để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

Nên chọn thời điểm thích hợp để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

2.4. Để trẻ được sẵn sàng

Để việc truyền đạt kiến thức về kỹ năng sống được hiệu quả, ba mẹ cần chú ý đến việc trẻ đã sẵn sàng để tiếp thu và thực hành bài học hay chưa. Dưới đây là một số gợi ý mà ba mẹ có thể áp dụng trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi nhằm khơi dậy cảm hứng học hỏi của bé:

- Ba mẹ hãy trở thành người đồng hành luôn ở bên cạnh bé.

- Xây dựng lòng tin để tạo động lực cho bé trong quá trình thực hành.

- Tạo môi trường thuận lợi cho việc học tập của trẻ bằng cách chuẩn bị không gian yên tĩnh và các vật dụng cần thiết.

- Mang đến lời khuyên cụ thể và hướng dẫn kỹ càng cho trẻ.

- Khuyến khích trẻ thực hành thường xuyên, giúp củng cố kiến thức.

2.5. Chú ý độ khó của những bài tập

Trong hành trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, ba mẹ cần quan tâm đến mức độ khó của các bài tập, nhằm đảm bảo rằng những kiến thức này phù hợp với khả năng và trình độ của bé. Ba mẹ nên lựa chọn những nhiệm vụ thú vị, ưu tiên những hoạt động tập trung vào khả năng lắng nghe và tưởng tượng để phù hợp với trẻ 5 tuổi. Đồng thời, ba mẹ nên quy định các thách thức cụ thể và khuyến khích bé vượt qua các chướng ngại đó để giúp bé cảm thấy hứng thú, kích thích khả năng chinh phục bên trong trẻ. Sau khi bé đã hoàn thành những bài tập cơ bản, ba mẹ có thể tăng độ khó của bài tập một cách từ từ, để bé kịp thích nghi cũng như giúp con phát triển khả năng học tập một cách nhanh chóng hơn.

>> Xem thêm: Top 11 cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

2.6. Chú trọng vào những trải nghiệm tích cực trong mỗi bài học

Việc chú trọng vào những trải nghiệm tích cực trong mỗi bài học không chỉ giúp hình thành kiến thức mới mà còn “thổi" vào trẻ niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và nắm bắt cách lĩnh hội những kiến thức mới, từ đó hình thành kỹ năng mới. Hay nói cách khác, tạo trải nghiệm tích cực chính là không quá chú trọng vào kết quả mà là cho bé cảm nhận sự thú vị, vui vẻ trong suốt quá trình học hỏi. Có thể ở những buổi rèn luyện đầu tiên, bé sẽ khó mà lĩnh hội được hết mọi kiến thức được truyền dạy. Thế nhưng việc được động viên, an ủi bằng những lời nói tích cực từ phía ba mẹ trong suốt quá trình học tập sẽ là động lực để nuôi dưỡng niềm hứng thú tìm hiểu của trẻ cho những buổi sau. Trong quá trình chỉ dạy, ba mẹ cũng nên vận dụng tính hài hước nhằm thu hút sự chú ý của bé, qua đó làm tăng tính hấp dẫn của vấn đề cần truyền đạt. Đồng thời góp phần giúp cho quá trình hình thành kiến thức được diễn ra tự nhiên và nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả cao.

Cần chú trọng vào những trải nghiệm tích cực trong mỗi bài học dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi

Cần chú trọng vào những trải nghiệm tích cực trong mỗi bài học dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi

2.7. Kiên nhẫn trong quá trình dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi

Trẻ 5 tuổi thường khá hiếu động, do đó bé cũng khó tập trung hơn so với những độ tuổi lớn hơn. Trong khi đó, việc học kỹ năng sống lại là một quá trình dài, đòi hỏi việc tiếp thu từng bước và thực hành đều đặn. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần phải có thời gian để nắm bắt và áp dụng những kỹ năng này vào cuộc sống hàng ngày. Do đó, trong quá trình truyền đạt kỹ năng sống cho trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn mầm non, ba mẹ cần kiên nhẫn, không thể vội vàng kỳ vọng rằng bé sẽ thực hiện ngay. Ba mẹ nên hướng dẫn trẻ một cách từ từ, kết hợp với sự đồng hành, hỗ trợ và khuyến khích trẻ trong mỗi hoạt động nhỏ. Điều quan trọng là để bé trải qua những trải nghiệm tích cực khi học, điều này sẽ tạo nên sự hiệu quả trong việc tiếp thu của bé.

3. VAS - ngôi trường quốc tế đi đầu trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi

Hơn ai hết, VAS luôn hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ trong giai đoạn vàng (từ 2-6 tuổi) nhằm nuôi dưỡng toàn diện cho trẻ. Do đó, với mỗi giờ học trên lớp, bên cạnh việc tiếp thu lượng kiến thức cần thiết thì các bé mẫu giáo học tại VAS còn được rèn luyện các kỹ năng sống quan trọng nhằm giúp bé giải quyết vấn đề, tích lũy kinh nghiệm cũng như vận dụng cho các tình huống trong tương lai. Việc được tiếp xúc các kỹ năng sống ngay tại nhà trường sẽ giúp các em học sinh hình thành những hành vi lành mạnh và thói quen tích cực, đồng thời giúp bé bài trừ những suy nghĩ, việc làm tiêu cực, không phù hợp. Cụ thể, VAS đã có những hoạt động nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non như sau:

- Ngay từ lớp Mầm non, trẻ tại VAS sẽ được rèn luyện những kỹ năng cơ bản như tự vệ, chăm sóc bản thân, quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp,… nhằm hình thành tính tự lập, tự chủ trong sinh hoạt lẫn học tập.

- Nhằm kích thích sự tò mò, tìm tòi, khám phá và khả năng sáng tạo của các bé, các giáo viên VAS đã tổ chức nhiều trò chơi thú vị như tìm chữ cái trong cát, chữ cái bí mật, sao chép chữ và học cách phát âm chữ cái mới thông qua từ ngữ. Bên cạnh đó, các bé còn học được kỹ năng đo kích thước của các đồ vật thân quen và thực hành kỹ năng với những đồ chơi có sẵn khác ở lớp học.

- Để giúp các bé mầm non luôn giữ tinh thần học tập chủ động, các cô giáo luôn tổ chức những giờ học ngoài trời sáng tạo với các hoạt động thú vị như tạo hình, vẽ tranh,... Từ đó, các bé có hội được vẽ, cắt dán và tạo hình nhiều đồ chơi mà mình yêu thích.

- VAS tổ chức hoạt động “Sport Day” nhằm kích thích sự vận động, nâng cao thể lực, sự dẻo dai và giúp bé tìm ra bộ môn thể thao yêu thích. Đồng thời, tạo điều kiện giúp bé tăng cường khả năng giao tiếp cũng như sự tự tin khi thể hiện bản thân. Đặc biệt, hoạt động thể thao với nhiều thử thách thú vị giúp khơi dậy sự nỗ lực, niềm khao khát chinh phục của bé, giúp bé vượt qua những giới hạn của bản thân.

- VAS thường xuyên tổ chức các chuyến dã ngoại với nhiều hoạt động thú vị. Những chuyến đi này không chỉ tạo ra một không gian vui chơi cho các em mà còn giúp phát triển nhóm kỹ năng quan trọng như: Kỹ năng nông nghiệp, Khả năng vận động, Kỹ năng làm việc nhóm, Kiến thức khoa học, sự khéo léo,...

VAS thường xuyên tổ chức các chuyến dã ngoại với nhiều hoạt động thú vị

VAS thường xuyên tổ chức các chuyến dã ngoại với nhiều hoạt động thú vị

Trên đây là những chia sẻ từ VAS về những lưu ý khi dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp quý phụ huynh giải quyết những khó khăn trong quá trình dạy trẻ kỹ năng mềm cũng như xây dựng các hình thức giáo dục khác phù hợp cho bé. Ba mẹ hãy tiếp tục theo dõi những bài viết mới nhất từ VAS trên website của trường để cập nhật thêm nhiều tin tức bổ ích nhé. Nếu muốn tư vấn về lộ trình học hoặc đặt lịch tham quan trường, phụ huynh có thể liên hệ trường qua số hotline 0911267755 hoặc qua email info@vas.edu.vn.

Bài viết liên quan