main logo
icon
Messenger logo
phone calling icon
  • Home
  • Tin tức
  • Chọn trường quốc tế hoàn toàn hay song ngữ: Bài to...

Chọn trường quốc tế hoàn toàn hay song ngữ: Bài toán giữa đầu ra và tài chính gia đình

Theo công bố "Báo cáo Học tập cho tương lai" năm 2015 của Tập đoàn tài chính HSBC, hiện có hơn 110.000 du học sinh Việt Nam có mặt tại 47 quốc gia trên thế giới với mức học phí từ 30.000 đến 40.000 USD mỗi năm. Như vậy, ước tính người Việt Nam mỗi năm chi tới hơn 3 tỷ đô la Mỹ để có được nền giáo dục quốc tế. Cũng theo thống kê của Cục Đào tạo nước ngoài (Bộ GD-ĐT), năm 2016 Việt Nam có khoảng 130.000 du học sinh.

Điều đó cho thấy, xu hướng đầu tư cho tương lai của trẻ thông qua dịch vụ giáo dục chất lượng cao đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Trong đó, đầu tư cho con học trường quốc tế đang là lựa chọn hàng đầu.

Xu hướng "du học tại chỗ"

Trên 50% phụ huynh cho rằng bằng tốt nghiệp đại học là chuẩn tối thiểu cần có để con cái họ có thể đạt được những mục tiêu quan trọng, đặc biệt giữa bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động. Vì thế, họ sẵn sàng giúp con chuẩn bị nền tảng cho việc du học nước ngoài bằng con đường học tập chính quy tại trường quốc tế trong nước ngay từ các bậc học phổ thông.

Với việc hệ thống các trường quốc tế liên cấp đang phát triển mạnh mẽ ở các thành phố lớn, những gia đình có điều kiện tài chính có thể dễ dàng cho con em tiếp cận với nền giáo dục chất lượng cao từ các nước tiên tiến như Anh, Úc, Mỹ... Thay vì phải gửi con đi du học từ rất sớm, giờ đây trẻ em từ mầm non đến tiểu học và trung học, thậm chí đại học, đã có thể "du học tại chỗ". Cho con học tại môi trường giáo dục quốc tế ngay trong nước, các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng giáo dục, sự vượt trội về Anh ngữ cũng như sự phát triển phẩm chất "công dân toàn cầu" của trẻ.

Chọn lựa cả chất lượng giáo dục và điều kiện kinh tế gia đình

Tại Việt Nam hiện nay, chương trình giáo dục quốc tế được chia thành 2 loại hình chính: chương trình quốc tế hoàn toàn và chương trình đào tạo song ngữ. Cả 2 chương trình này đều được xây dựng và thiết kế theo tiêu chuẩn giảng dạy của các nước phát triển trên thế giới như Anh, Mỹ, Úc,…

Cho con học trường quốc tế hoàn toàn hay quốc tế song ngữ là một bài toán mà các bậc phụ huynh luôn phải tính toán, cân nhắc. Họ cần xác định được khả năng tài chính và mục tiêu đầu ra thật rõ ràng trước khi đưa ra quyết định, bởi đây là một "cuộc chiến lâu dài". Có thể lấy ví dụ đại diện cho hai loại hình giáo dục này từ mô hình của BIS và VAS.

BIS (British International School) là Trường Quốc tế 100% vốn đầu tư nước ngoài, được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, theo chương trình và tiêu chuẩn Anh quốc, cùng với cơ sở vật chất, trang thiết bị phong phú, hiện đại, đội ngũ giáo viên bản địa trình độ cao. Học phí ở BIS cũng thuộc top đầu trong các trường quốc tế có mặt tại Việt Nam, với bậc mầm non có thể tới 200 - 300 triệu đồng/năm; học phí cấp tiểu học và trung học từ 350 - 500tr/năm (tăng dần theo từng năm), chưa bao gồm các loại phí nhập học, phí dịch vụ đưa đón, phí học cụ, sách giáo khoa, đồng phục v.v... Học sinh tốt nghiệp từ trường sẽ được nhận Bằng Trung học Đại cương Quốc tế (IGCSE) và Tú tài Anh (A-Level) do Hội đồng Khảo thí Đại học Cambridge cấp.

Trong khi đó, điển hình ở phân khúc trường song ngữ quốc tế, VAS (Vietnam Australia International School) cũng đang được các gia đình lựa chọn để cân bằng bài toán điều kiện kinh tế. Ở bậc trung học cơ sở, học phí dao động trong mức 164 - 211 triệu/năm, trung học phổ thông 226 - 374 triệu/năm, trong khi mầm non đến tiểu học ở tầm 115 - 155 triệu/năm. Sở dĩ có sự khác biệt học phí này là do thời lượng học toàn toàn môn học chương trình quốc tế, học sinh các trường song ngữ như VAS được học 50% chương trình giáo dục của Bộ Giáo Dục để đáp ứng nhu cầu duy trì bản sắc văn hóa của các gia đình Việt. Đặc biệt, VAS chú trọng đầu tư về chương trình giảng dạy đào tạo nên giáo viên giảng dạy chương trình phổ thông Cambridge cần được đạt chuẩn của Hội đồng Khảo thí Đại học Cambridge (CIE) và số tiết học các môn quốc tế bằng tiếng Anh có tỷ lệ cao nhất so với các trường khác trong phân khúc song ngữ là  22 – 32 tiết / tuần tương ứng với lớp 1 – 12 (32 tiết tối đa trong một tuần cho các lớp A-Level).

Dù học phí chỉ bằng 1/2 trường quốc tế hoàn toàn nhưng chương trình đào tạo và chất lượng đầu ra của các trường song ngữ không có sự cách biệt quá lớn. Điều này tạo điều kiện cho các bậc phụ huynh Việt Nam thêm một cơ hội hoàn hảo khi chọn lựa được cả chất lượng giáo dục cho trẻ và học phí phù hợp với kinh tế gia đình.  Đơn cử như học sinh tại VAS học song song chương trình phổ thông Cambridge và chương trình văn hóa quốc gia vẫn hoàn toàn được đảm bảo đầu ra IGCSE và A-Level – là hai chứng chỉ có giá trị vĩnh viễn toàn cầu như học sinh tốt nghiệp từ trường quốc tế 100%. Kết thúc năm học 2016-2017, 80% số học sinh VAS dự thi IGCSE đạt điểm C – A, cao hơn 56% so với năm 2015 và cao hơn mức trung bình của học sinh Cambridge trên thế giới ở các môn Toán, tiếng Anh, Hóa học và ICT. Đặc biệt, VAS có hai học sinh đạt được giải thưởng “Học sinh xuất sắc của Việt nam” (Top in Vietnam).

Bên cạnh chương trình đào tạo, quy mô cơ sở vật chất cũng vốn là lợi thế của các trường quốc tế 100%. Tuy nhiên, những năm gần đây, các trường song ngữ đang dần trở thành “đối thủ trực tiếp” khi hướng đến đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm tạo nên môi trường học toàn diện nhất. Đơn cử, việc xây mới Garden Hills Mega Campus tại quận Gò Vấp, TP.HCM của VAS mở ra lợi thế tiên phong khi là trường quốc tế song ngữ đầu tiên tại khu vực Bắc Sài Gòn. Được biết trong thời gian tới, với sự đầu tư của một trong các tập đoàn tài chinh hàng đầu thế giới TPG, VAS sẽ tiếp tục mở các cơ sở lớn mới với mục tiêu đang mang lại nhiều cơ hội giáo dục hơn cho học sinh Việt Nam.

Và với quy luật thị trường, phụ huynh và học sinh sẽ là người hưởng lợi nhiều nhất, trong khi những trường chất lượng nhất cũng sẽ càng thu hút được vốn đầu tư để ngày càng phát triển hơn nữa.

(Theo Báo Tuổi Trẻ, ngày 14/7/2017)

Bài viết liên quan