main logo
Messenger logo
phone calling icon
  • Home
  • Tin tức
  • Góc dành cho phụ huynh: Những điều cần biết trước...

Góc dành cho phụ huynh: Những điều cần biết trước “bà hỏa”

Sau đây là một vài gợi ý hữu dụng trong khuôn khổ nội dung giáo dục kỹ năng thoát hiểm dành cho học sinh lớp 4 rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình giúp gia tăng nhận thức trong việc ngăn ngừa và xử lý khi gặp hỏa hoạn:

 

NÊN

KHÔNG NÊN

Ngăn ngừa hỏa hoạn

  • Tắt các thiết bị điện và gas khi không sử dụng.
  • Thường xuyên dẹp bỏ những đoạn nhang tàn ở lư hương.
  • Mở hết cửa khi có mùi gas (nếu nhà tối thì dùng đèn pin để thắp sáng, không bật công tắc điện hoặc đèn dầu/quẹt gas/ diêm).

 

  • Để trẻ tiếp xúc với lửa mà không có sự giám sát của người lớn: nấu ăn, đốt nến (chơi lồng đèn, bánh sinh nhật, v.v...), nghịch lửa gần thiết bị/khu vực dễ cháy nổ (các loại xe chạy bằng nhiên liệu xăng dầu, cây xăng, bình gas, v.v…).
  • Chứa xăng, dầu trong nhà.
  • Thắp nhiều nhang trong phòng kín.
  • Cắm các thiết bị đang nóng vào ổ điện.
  • Quăng vật đang cháy vào thùng rác.
  • Dùng đèn dầu hoặc bật công tắc điện khi nhà bị rò rỉ gas (nên dùng đèn pin).

 

Khi gặp hỏa hoạn

  • Hô to nhờ sự giúp đỡ (người lớn trong gia đình, bảo vệ, hàng xóm).
  • Bật công tắc báo cháy.
  • Thoát khỏi đám cháy.
  • Tránh hơi ngạt của khói bằng cách dùng khăn ẩm che mũi và miệng.
  • Dùng điện thoại bàn gọi 114.
  • Đi nép sát tường, dùng mu bàn tay để dò đường.
  • Nằm lăn qua lăn lại thật nhanh khi quần áo bén lửa.
  • Tự ý dập lửa.
  • Sử dụng thang máy.
  • Nhảy lầu.
  • Quay vào khu vực cháy tìm kiếm vật quý giá.

Xử lý vết bỏng

  • Tách nạn nhân ra khỏi đám cháy.
  • Làm mát vùng da bị tổn thương bằng nước sạch.
  • Nếu là vết thương nhẹ: dùng miếng băng gạc sạch băng vết thương để tránh bị nhiễm trùng.
  • Nếu là vết thương nặng: dùng khăn lớn, làm ẩm khăn trong nước sạch để trùm lên người.
  • Hô to để nhờ người lớn giúp hoặc dùng điện thoại bàn để gọi 115.
  • Di chuyển đến bệnh viện hay trạm y tế gần nhất.
  • Tự ý tháo bỏ quần áo ngay vết thương (tránh xé toạc vết thương).

 

Cách hô cứu người

  • Hô to thành từng đợt một, mỗi đợt cách nhau khoảng 1 phút.
  • Mỗi đợt hô từ 2 – 3 tiếng (ví dụ: “Cháy nhà!”, “Cứu người!” hoặc “Cứu tôi với!”…)

Bài viết liên quan