main logo
Messenger logo
phone calling icon
  • Home
  • Tin tức
  • Top 05 cách phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ...

Top 05 cách phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non

I. Vì sao kỹ năng giao tiếp quan trọng trong thời đại 4.0

Ở xã hội hiện đại, khi nhắc đến khái niệm “thời đại 4.0”, thay vì nhấn mạnh các bằng cấp học thuật truyền thống, con người ngày càng đánh giá cao những kỹ năng sống và các giá trị thực tiễn mà mỗi cá nhân có thể mang đến cho xã hội. Để hòa nhập thành công trong thời đại mới, ngoài kiến thức được học ở trường lớp, trẻ còn cần đến kỹ năng giao tiếp để có thể trình bày ý tưởng, phản biện, thích ứng với mọi môi trường và hoàn cảnh, cũng như giữ được sự kết nối với con người và thế giới xung quanh. 

Trẻ mầm non học kỹ năng giao tiếp để diễn đạt ý tưởng dễ dàng hơn

Trẻ mầm non học kỹ năng giao tiếp để diễn đạt ý tưởng dễ dàng hơn

 

II. Làm thế nào để phát triển kỹ năng này?

1. Những cách giúp trẻ phát triển kỹ năng sống mầm non: giao tiếp xã hội

Khả năng giao tiếp xã hội hay còn được hiểu là giao tiếp với mọi người xung quanh sẽ là một trong những yếu tố quyết định tâm sinh lý của trẻ nhỏ. Trẻ thụ động và ngại giao tiếp sẽ có xu hướng dễ bị tự kỷ và thường có suy nghĩ tiêu cực khi lớn lên. Vì vậy để trẻ có thể xây dựng tốt kỹ năng giao tiếp xã hội, biết cách truyền đạt thông tin cũng như có thể hiểu được những điều mà người lớn nói, phụ huynh cần sử dụng các phương pháp như:

a. Sử dụng hình ảnh

Đối với trẻ chưa phát triển về mặt ngôn ngữ thì việc hướng dẫn kỹ năng sống mầm non sẽ thông qua hình ảnh là chính. Hình ảnh ở đây không chỉ là những hình ảnh trên sách vở, báo chí, truyện tranh mà đó còn là những hành động của ba mẹ được lưu lại trong tâm trí của các con. Chính vì thế, phụ huynh có con nhỏ nên đảm bảo mình luôn cư xử đúng mực khi ở gần trẻ vì trẻ thường có thói quen bắt chước người lớn. 

Bên cạnh đó, việc cho trẻ xem truyện tranh có hình ảnh tươi vui, phù hợp cũng sẽ giúp trẻ có nhưng cảm xúc tích cực, hoặc cho trẻ xem chính những khoảnh khắc mà trẻ đang cười, giận dỗi, khóc nhè... để giúp trẻ biết cách diễn tả cảm xúc và làm chủ cảm xúc khi lớn lên. 

Ngoài ra, việc đưa trẻ đến những nơi công cộng như: công viên, siêu thị, nhà sách... còn là cách giúp trẻ thu thập thêm các “dữ kiện” hình ảnh, âm thanh vào trong não bộ, để làm phong phú hơn những trải nghiệm và vốn từ ngữ.   

Sử dụng hình ảnh để giúp trẻ trau dồi kỹ năng sống mầm non

Sử dụng hình ảnh để giúp trẻ trau dồi kỹ năng sống mầm non

b. Giúp trẻ nhận biết hành vi ứng xử phù hợp

Đa phần các gia đình truyền thống ở Việt Nam đều nuông chiều và có khuynh hướng muốn trẻ phải ứng xử theo những điều mà người lớn đã dạy. Điều này không hẳn là sai, nhưng nó sẽ chỉ tốt cho các con trong một chừng mực nào đó. Đôi khi, phụ huynh nên tạo điều kiện để trẻ được bộc lộ những sở thích cá nhân và có những hành vi tự chủ như: để con lựa chọn món ăn mà con yêu thích, lựa chọn quần áo mà hôm nay con muốn mặc… Những điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn so với việc áp đặt hoặc quá cưng chiều sẽ dễ khiến trẻ có những nhận thức sai lệch, lâu dần sẽ trở thành thói quen xấu khó thay đổi, khó kết giao bạn bè xung quanh.

Hơn nữa, phụ huynh nên hướng dẫn cho trẻ những hành vi ứng xử lễ phép và thể hiện một cách tự nhiên, giải thích cho trẻ vì sao trẻ cần làm điều đó. Đặc biệt là những điều ba mẹ dạy cho trẻ thì chính bản thân của ba mẹ cũng phải nghiêm túc thực hiện để làm gương cho các con. Bởi vì trẻ thường bắt chước các hành vi và ngôn ngữ của người lớn, thậm chí đó là của hàng xóm hay chơi cùng trẻ. Vì thế, phụ huynh cần lưu ý đến môi trường sống và kịp thời điều chỉnh những lời nói, hành động chưa đúng của trẻ, không để những hành động này trở thành thói quen trong giao tiếp của các con.

c. Học đi đôi với hành

Giao tiếp là kỹ năng không dừng lại ở mặt lý thuyết mà còn đòi hỏi người học phải thực hành. Bởi vì ngoài khả năng bắt chước, trẻ cũng có những nhận thức riêng nếu người lớn “nói một đằng, làm một nẻo”. Vì vậy, không có bài học nào tốt hơn bằng chính những hành động thiết thực của ba mẹ chứng minh cho lời sự dạy dỗ của mình. 

Cùng trẻ mầm non rèn luyện kỹ năng sống bằng cách “học đi đôi với hành”

Cùng trẻ mầm non rèn luyện kỹ năng sống bằng cách “học đi đôi với hành”

Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng dạy trẻ bằng những lời hoa mỹ mà yếu tố chính trong việc dạy trẻ là tính trung thực, thẳng thắn trình bày vấn đề. Ví dụ: nếu phụ huynh không muốn trẻ ra ngoài chơi thì có thể trực tiếp nói rằng: “Ba/mẹ không muốn con ra ngoài chơi”. Hạn chế việc sử dụng ngôn ngữ ẩn dụ như: “có giỏi thì đi cho ba/mẹ xem”. Những kiểu cách giao tiếp như vậy sẽ khiến trẻ ngại ngần khi muốn chia sẻ hay trình bày vấn đề cá nhân, hoặc tệ hơn nữa là hình thành cách nói chuyện tiêu cực khi trẻ lớn lên. 

Trong độ tuổi mầm non, việc đánh giá một đứa trẻ có khả năng giao tiếp xã hội tốt chỉ cần dừng lại ở những điều cơ bản như:

  • Biết nói lời xin lỗi và cảm ơn
  • Không nói leo
  • Biết xin phép khi sử dụng đồ vật của người khác
  • Biết thưa gửi khi gặp ông bà, cha mẹ hoặc người lớn

2. Kỹ năng giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa

Thông thường, trẻ nhỏ khi chơi với nhau thường vui vẻ lúc đầu nhưng lại mâu thuẫn về sau là vì trẻ chưa biết cách phối hợp đồ chơi cũng như chưa biết cách giao tiếp cùng nhau. Đa phần là trẻ chơi với nhau theo nhận thức và tư duy cá nhân. Do đó, phụ huynh cần giúp trẻ biết cách giao tiếp với các bé đồng trang lứa khác bằng cách:

a. Cùng trẻ chơi những trò chơi tương tác

Tạo cơ hội để trẻ tham gia các trò chơi mang tính tương tác như: diễn kịch, kể chuyện, chơi đồ hàng hoặc các trò chơi mà trẻ có thể hóa thân thành nhiều nhân vật khác nhau. Những trò chơi này nhằm phát triển các kỹ năng giao tiếp của trẻ, giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với bạn bè hơn.

Cùng trẻ chơi những trò chơi tương tác

Cùng trẻ chơi những trò chơi tương tác

b. Hướng dẫn trẻ giao tiếp với bạn bè 

Mỗi trẻ đều có những cá tính khác nhau, có trẻ hoạt bát năng động, có trẻ lại thụ động và trầm tính hơn. Do đó, việc xảy ra va chạm giữa các bé là điều thường xuyên diễn ra, nhưng phụ huynh cần ứng xử khách quan và không thiên lệch để làm gương cho trẻ, tránh tình trạng bao che cho con vì điều này lâu dần sẽ để lại hệ lụy trong sự phát triển nhân cách của trẻ. Thay vào đó, ba mẹ nên tách các bé ra và giải thích với các con rằng hành vi giành đồ chơi hay xô xát là không tốt. Điều này sẽ giúp trẻ nhận thức mình cần điều chỉnh hành vi cho phù hợp hơn và phát triển tốt các mối quan hệ bạn bè đồng trang lứa với các con.

III. Các trò chơi bổ trợ cho kỹ năng sống mầm non tại VAS

Ngoài việc hướng dẫn ba mẹ cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ tại nhà, hiện nay ở các trường mầm non nói chung và trường Quốc tế Việt Úc (VAS) nói riêng cũng đã thiết kế nhiều chương trình vui chơi và qua đó, trẻ có thể phát triển được kỹ năng giao tiếp cùng với các kỹ năng sống mầm non khác. Tại VAS, trẻ được vui chơi, trải nghiệm và khôn lớn mỗi ngày nhờ các chương trình như:

  • Ngày hội thể thao VAS Olympics: Đây là sân chơi giúp các bé tăng cường thể lực, sức bền và tinh thần hợp tác với đồng đội khi tham gia các trò chơi vận động đa dạng.
  • Ngày hội trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê, kéo co, nhảy bao bố, ném lon, câu ếch, cờ cá ngựa, ô ăn quan… là những trò chơi dân gian được VASers yêu thích và tham gia sôi nổi. Trong bầu không khí vui tươi và náo nhiệt, các bạn nhỏ đã thể hiện sự phối hợp khéo léo, dẻo dai và tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong lớp để chinh phục các thử thách.

Trẻ tham gia ngày hội trò chơi tại VAS

Trẻ tham gia ngày hội trò chơi tại VAS

  • Ngày hội trồng cây: Các bé tìm hiểu thêm về phương pháp trồng cây, những dụng cụ, vật liệu cần thiết và quy trình trồng cây, cách chăm sóc để cây phát triển tươi tốt; đồng thời bồi dưỡng cho bé tình yêu thiên nhiên và tinh thần lao động.
  • Tham quan nhà sách: Hoạt động dã ngoại thực hành giúp bé hình thành nhiều kỹ năng giao tiếp xã hội thông qua quá trình tham quan, lựa chọn sách theo sở thích, trải nghiệm mua hàng và tính tiền…
  • Trải nghiệm thực tế với các buổi dã ngoại đã tạo cơ hội để các bé được vui chơi thỏa thích tại các góc nhà cát, khu đồ chơi đua xe, chơi điện tử, khu đồ chơi nấu ăn, nhà banh… Những trải nghiệm này giúp bé phát huy tính sáng tạo, khả năng quan sát đồng thời học hỏi thêm nhiều kỹ năng hay từ bạn bè. Bên cạnh đó, bé còn học được tính kiên nhẫn, hoà đồng, biết chia sẻ đồ chơi, giao tiếp và phối hợp đội nhóm để cùng bạn bè chiến thắng các thử thách.

Ngoài ra, hằng năm, VAS còn tổ chức Hội hoa Xuân kết hợp với dự án 3R (Reduce - Reuse - Recycle). Trong đó, các em sẽ dùng các đồ vật đã qua sử dụng để tái chế thành những vật được dùng trang trí, tham gia các trò chơi đội nhóm để thắt chặt tình đoàn kết và phát triển kỹ năng giao tiếp của mình. 

Rèn luyện kỹ năng qua những trải nghiệm vui nhộn cùng bạn bè, thầy cô sẽ góp phần tạo nên một kỉ niệm tuổi thơ khó quên đối với trẻ. Để tìm hiểu thêm thông tin về trường Quốc tế Việt Úc (VAS), phụ huynh có thể liên hệ tại: 🌏 www.vas.edu.vn - ☎ 0911 26 77 55

Xem thêm:

Bài viết liên quan