main logo
Messenger logo
phone calling icon
  • Home
  • Tin tức
  • Top 9 lợi ích của việc dạy nấu ăn cho trẻ em - hoạ...

Top 9 lợi ích của việc dạy nấu ăn cho trẻ em - hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp trau dồi kỹ năng sống

I. Tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em từ nhỏ

Sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại đòi hỏi những công dân trẻ, những mầm non tương lai của đất nước phải có nhiều trải nghiệm hơn và trải nghiệm sớm hơn để có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường sống xung quanh. Hơn nữa, những tiến bộ công nghệ làm cho cuộc sống thuận tiện hơn, nhưng cũng dễ làm cho trẻ nhỏ dễ hình thành tính ỷ lại, phụ thuộc, nếu bố mẹ và nhà trường không rèn luyện cho trẻ ý thức tự lập từ sớm. Việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ mang lại những ý nghĩa sau đây:

  • Phát triển năng lực nhận thức: Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ học thêm được nhiều kiến thức bổ ích về thế giới xung quanh, về môi trường mà các em đang sinh sống. Nhờ đó, trẻ cảm thấy tò mò, hứng thú hơn và mong muốn được học nhiều để có những trải nghiệm mới mẻ.
  • Tăng cường khả năng thể chất cho trẻ: các bệnh vặt, hay bệnh theo mùa là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ do sức đề kháng của cơ thể còn hạn chế. Vì vậy, các hoạt động trau dồi kỹ năng tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào nhiều hoạt động thể chất hơn, giúp nâng cao sức khỏe cho trẻ.
  • Đảm bảo sức khoẻ tinh thần cho trẻ nhỏ: ngoài các nhóm kỹ năng về nhận thức hay khả năng thể chất, tình yêu thương, lòng biết ơn, sẻ chia,...là những bài học giá trị về cuộc sống, giúp trẻ hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trở thành những người có ích cho xã hội.

Vậy, vấn đề đặt ra là nên dạy kỹ năng nào cho trẻ, nên cho trẻ học kỹ năng nào trước, kỹ năng nào sau? Với hơn 18 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, Trường quốc tế Việt Úc - VAS tin rằng, dù là kỹ năng nào cũng có thể giúp trẻ phát triển và hoàn thiện ở một mức độ nhất định. Trái lại, điều mà VAS luôn quan tâm là làm sao để các hoạt động trau dồi kỹ năng trở nên gần gũi, thân thuộc hơn, vừa mang giá trị về mặt kiến thức nhưng cũng giúp trẻ dễ dàng ứng dụng vào thực tế. Vì vậy, VAS luôn cố gắng khéo léo lồng ghép kỹ năng sống vào các lớp học trên trường lớp, vừa giúp trẻ dễ dàng tiếp thu lại bổ trợ cho các hoạt động học tập của trẻ.

VAS giúp trẻ trang bị nhiều kỹ năng sống

II. Lợi ích của việc dạy nấu ăn cho trẻ em

Ông cha ta đã đúc kết rằng: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Thật vậy, ăn uống là một trong những nhu cầu, hoạt động cơ bản nhất để duy trì sự sống. Do đó, để bắt đầu hành trình trau dồi kỹ năng cho trẻ, dạy nấu ăn cho trẻ là một trong số những hoạt động thiết thực và quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ. Những lợi ích mà hoạt động này mang lại cho trẻ có thể kể đến như sau:

1. Giúp trẻ rèn luyện lối sống tự chủ (nhất là khi đi du học, xa gia đình sau này)

Bên cạnh tính cộng đồng, tập thể thì khả năng tự chủ, độc lập cũng quan trọng không kém. Khả năng độc lập giúp trẻ biết cách tự chăm sóc bản thân, ngay cả khi không có bố mẹ ở bên. Nếu trẻ quá lệ thuộc vào bố mẹ thì thường sẽ thiếu khả năng tự chăm sóc bản thân, duy trì lối sống lành mạnh nếu không có bố mẹ hoặc người khác chăm sóc. Sự phụ thuộc này không những hạn chế sự trưởng thành của trẻ vì dẫn đến tình trạng thiếu hụt những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hiện đại ở trẻ. Một ví dụ khá điển hình như bố mẹ đi làm hay có việc ra ngoài, thay vì biết cách hâm nóng đồ ăn hay luộc vài quả trứng, trẻ sẽ để bụng đói và chờ bố mẹ về.

Ngoài ra, việc dạy nấu ăn đặc biệt hữu ích đối với những em đi du học hay sống xa nhà khi lớn lên. Nhờ học được cách nấu ăn, trẻ sẽ biết tự chăm lo cho bản thân, duy trì thói quen ăn uống lành mạnh nhằm bảo đảm sức khỏe cho học tập, công việc và cũng giúp bố mẹ an tâm hơn.

2. Tăng tương tác, kết nối với bạn bè, thầy cô, bố mẹ

Nấu ăn là hoạt động giúp trẻ dễ dàng kết nối và tương tác với mọi người xung quanh, nhất là thầy cô, bạn bè. Thông qua các hoạt động trải nghiệm như thế này, trẻ sẽ được rèn luyện và trau dồi khả năng giao tiếp, cùng giúp đỡ nhau hay hỏi han nhau để có thể hoàn thành một món ăn mà các em mong muốn. Hơn nữa, đối với bố mẹ (nhất là những bố mẹ bận rộn, không có nhiều thời gian cho con), đây là hoạt động không thể phù hợp hơn để thắt chặt và bối đắp tình cảm, sự gắn kết của bố mẹ và con cái. Bên cạnh những bữa cơm ăn cùng nhau, những lần cùng nhau vào bếp nấu ăn là cơ hội tuyệt vời để bố mẹ thể hiện tình yêu thương dành cho con trẻ, giúp trẻ hình thành sự gắn kết chặt chẽ với gia đình.

Nấu ăn giúp các em gắn kết với bạn bè xung quanh

3. Giúp các em hiểu về những gì mà các em ăn hằng ngày

Những món ăn là nguồn cung cấp dưỡng chấp trực tiếp hằng ngày cho trẻ. Thông qua hoạt động nấu ăn, trẻ không những học được cách chế biến, làm ra những món ăn mà còn là dịp để trang bị cho trẻ kiến thức về thành phần dinh dưỡng của món ăn, giúp các em hiểu rõ hơn về giá trị của các món ăn đối với sức khỏe hằng ngày và ý thức chăm lo sức khỏe của bản thân thông qua những bữa ăn.
Ngoài ra, thay vì sử dụng các flashcard hay hình ảnh minh hoạ để dạy trẻ về các rau củ quả, việc tiếp xúc với các vật thể trực tiếp giúp trẻ phát triển các giác quan thông qua phân biệt hình dáng, màu sắc, kích cỡ, mùi vị,... Trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức cũng như ghi nhớ thông tin lâu và dai hơn.

4. Kích thích trẻ biếng ăn

Nhiều trẻ nhỏ rất biếng ăn, kén ăn, đặc biệt là các loại rau củ quả. Nấu ăn giúp trẻ tham gia vào quá trình tạo ra những bữa ăn, kích thích sự tò mò trong việc trải nghiệm thành quả của mình. Ngay cả đối với những món mới, những món trẻ chưa từng thử qua bao giờ, ban đầu trẻ sẽ hình thành tâm lý không thích, không muốn thử. Nhưng dần dần trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, thấy bạn bè xung quanh cũng ăn nên trẻ cũng sẽ muốn thử ăn, từ đó giúp trẻ ăn nhiều hơn, ăn đa dạng các món ăn và cải thiện tình trạng biếng ăn.

5. Tiếp xúc nhiều nền văn hoá ẩm thực khác nhau

Ẩm thực mỗi tỉnh, mỗi vùng miền, mỗi khu vực có những đặc trưng riêng biệt và đa dạng về cách chế biến, hương vị, thành phần nguyên liệu,... Dạy nấu ăn cho trẻ em cũng là một phương pháp giúp trẻ tìm hiểu thêm về văn hoá ẩm thực, giúp các em thêm hiểu hơn về con người, về văn hoá, về các vùng miền khác nhau. Không chỉ dừng lại ở phạm vi trong nước, các em còn thể thể biết thêm về văn hoá các nước phương Tây, làm cho vốn sống, vốn hiểu biết của em trở nên phong phú hơn.

Các em học được cách làm nhiều món ăn khác nhau

6. Trẻ học được cách tính toán những gì cần làm để tạo ra bữa ăn, lựa chọn nguyên liệu

Lựa chọn nguyên liệu, cách lên thực đơn cho một bữa ăn gồm bao nhiêu món là một khía cạnh khác mà các em có thể học được từ nấu ăn. Trẻ sẽ học được cách cân đo đong đếm các nguyên liệu, bao nhiêu rau củ quả hay thịt cá cho một bữa ăn là đầy đủ dưỡng chất. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể chỉ cho các con cách phân biệt hay lựa chọn những loại rau củ tươi ngon, đảm bảo chất lượng cho bữa ăn. Ngoài ra, nấu ăn còn giúp trẻ rèn luyện khả năng cân đối, quản lý tài chính từ những hoạt động cơ bản hằng ngày.

7. Khơi dậy niềm đam mê, năng khiếu cho trẻ

Niềm đam mê, sự nhiệt huyết sẽ giúp trẻ có động lực phấn đấu, cố gắng để đạt được những gì mà các em mong muốn. Vì vậy, không chỉ đơn thuần là hoạt động trau dồi kỹ năng, nấu ăn còn giúp trẻ có môi trường thuận lợi để khám phá và nuôi dưỡng đam mê, năng khiếu nấu ăn của mình. Hơn nữa, dạy trẻ nấu ăn cũng là cách bố mẹ giúp trẻ khai thác sự sáng tạo, tâm huyết, nỗ lực và sự kiên nhẫn của con để tạo ra những bữa ăn chất lượng.

Trẻ có thể khám phá được đam mê nấu ăn của mình

8. Dạy các em biết trân trọng thức ăn

Dạy nấu ăn là cho trẻ là cách mà bố mẹ, thầy cô giúp trẻ trân trọng và biết ơn những bữa ăn hằng ngày, từng thành phần nguyên liệu tạo ra bữa ăn, và hơn hết là công sức của những người tạo ra những nguyên liệu đó. Nhờ vậy, trẻ sẽ biết quý trọng thức ăn, quý trọng công sức lao động của người khác nhiều hơn, không lãng phí thức ăn, rèn luyện cho trẻ ý thức tiết kiệm cũng như nhiều phẩm chất tốt đẹp.

9. Nấu ăn giúp tinh thần thoải mái

Trẻ em trong xã hội hiện đại có nhiều điện thuận lợi để học tập, vui chơi, giải trí và phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng công nghệ làm cho trẻ dần giảm đi tương tác và kết nối xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ. Vì vậy, dạy trẻ nấu ăn là một hoạt động có thể vừa cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức hữu ích nhưng cũng mang lại cho trẻ không gian giải trí, giúp các em thư giãn tinh thần, hòa nhập với mọi người xung quanh nhiều hơn. Sự thoải mái về mặt tinh thần giúp trẻ có cuộc sống yêu đời, hồn nhiên, đúng với lứa tuổi của các em.

Nấu ăn là hoạt động giúp trẻ thư giãn tâm trí

III. Trang bị kỹ năng sống với các lớp học dạy nấu ăn cho trẻ em của VAS

Với mong muốn giúp trẻ nhỏ phát triển và hoàn thiện một cách toàn diện, cả về kiến thức lẫn kỹ năng, hệ thống trường quốc tế Việt Úc - VAS luôn chú trọng vào việc xây dựng, thiết kế chương trình học tập, trải nghiệm giúp trẻ nhận thức được giá trị của những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng tại trường.

1. Những bữa ăn được chú trọng tại VAS

Để giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của những bữa ăn cũng như giá trị mà hoạt động nấu ăn mang lại, trước tiên VAS tập trung vào việc mang lại cho trẻ những bữa ăn ngon miệng, đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Những bữa ăn cho trẻ nhỏ tại VAS luôn được chú trọng về mặt nguyên liệu, đáp ứng những tiêu chuẩn kiểm định khắt khe:

Nguồn nguyên liệu đầu vào được kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ cũng như các tiêu chí theo như quy định, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Những bữa ăn tại VAS được chế biến bởi những đầu bếp nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, chú trọng vào việc tạo ra những bữa ăn ngon cho trẻ. Hơn nữa, VAS cam kết hoàn toàn không sử dụng các chất phụ gia có hại cho sức khỏe trẻ nhỏ.

Thực đơn được đổi mới liên tục, giúp trẻ không bị ngấy với những món ăn lặp đi lặp lại. Những bữa ăn được đổi mới nhưng vẫn đảm bảo về mặt khoa học, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho trẻ bữa trưa, bữa chiều, bữa phụ với hàm lượng và tỷ lệ phù hợp.

Cơ sở vật chất của khu vực nấu ăn cũng được chú trọng: hệ thống quạt gió và đèn bẫy côn trùng giúp hạn chế, ngăn chặn sự xuất hiện của các côn trùng; khuôn viên gian bếp được sát khuẩn bằng tia UV, hạn chế sự hình thành của các vi khuẩn gây hại.

2. Các hoạt động cung cấp kiến thức, dạy nấu ăn cho trẻ em tại VAS

Ngoài những bữa ăn được chú trọng, VAS còn tổ chức các lớp học dạy nấu ăn cho trẻ em, giúp trẻ không những được trau dồi về mặt kiến thức và mà còn gia tăng cho trẻ nhiều trải nghiệm sống hữu ích. Những hoạt động giáo dục cho trẻ có thể kể đến như:

  • Hoạt động “Đèn thực phẩm”: giáo dục nhận thức và khuyến khích trẻ tiêu thụ những thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe, hạn chế và giảm thiểu những thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại.
  • Giúp trẻ khám phá ẩm thực của các vùng miền, văn hóa vùng miền khắp cả nước thông qua các menu đặc biệt được phục vụ hằng tháng
  • Giờ học trải nghiệm nấu ăn thực tế trong gian bếp của VAS
  • Các buổi trò chuyện, chia sẻ về văn hoá ẩm thực các nước

Vừa qua, tại cơ sở Sala của nhà trường, VAS đã tổ chức hoạt động chia sẻ “Văn hoá ăn uống và giới thiệu ẩm thực Hàn” cho các em học sinh theo học tại trường. Thông qua hoạt động này, các em được tìm hiểu về những đặc trưng trong gia vị và hương vị của văn hoá ẩm thực Hàn Quốc, những kiến thức về cách ăn uống sao cho văn minh, hợp vệ sinh (rửa tay trước khi ăn, ăn kỹ, nhai lâu, tự thu dọn phần ăn của mình sau khi hoàn thành bữa ăn,...). Hoạt động nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo các em học sinh.

Hoạt động chia sẻ về văn hoá ẩm thực Hàn Quốc

3. Các hoạt động, cuộc thi nấu ăn giúp trẻ trau dồi kỹ năng

Nhằm giúp trẻ có những trải nghiệm thực tế, VAS cũng trao cho các em học sinh cơ hội trở thành những đầu bếp thực thụ thông qua các cuộc thi nấu ăn tại trường. Hội thi nấu ăn “Bữa ăn sum vầy” được trường quốc tế Việt Úc cơ sở Riverside tổ chức giúp trẻ rèn luyện nhiều kỹ năng hữu ích:

Với số tiền nhất định, các em phải học cách lựa chọn các nguyên liệu phù hợp để có thể làm ra những bữa ăn mà các em mong muốn.

Kỹ năng quản lý thời gian: phân bổ thời gian cho các hoạt động khác nhau (đi mua nguyên liệu, sơ chế thức ăn, nấu ăn, trình bày ra đĩa và trang trí)

Kỹ năng phối hợp, làm việc nhóm giữa các thành viên với nhau: rèn luyện khả năng giao tiếp, trò chuyện, phân chia công việc giữa các thành viên để đạt được mục tiêu chung.

Sân chơi giúp trẻ thể hiện khả năng đương đầu với thử thách, thể hiện sự sáng tạo của trẻ trong việc thiết kế, kết hợp các nguyên liệu và món ăn, sự khéo léo trong việc chế biến và trình bày món ăn sao cho thu hút, đẹp mắt.

VAS tổ chức cuộc thi nấu ăn giúp trẻ được thể hiện tài năng

Dạy nấu ăn cho trẻ em, cùng với nhiều hoạt động khác được VAS đan xen, lồng ghép vào chương trình học để quá trình tiếp thu kiến thức, trau dồi kỹ năng của các em nhỏ không bị khô cứng mà trái lại rất thú vị và sinh động. Thông qua các lớp học nấu ăn, VAS mong muốn các em học sinh tích lũy thêm nhiều thông tin bổ ích cũng như hiểu được giá trị của những bữa ăn hằng ngày. Để tìm hiểu thông tin chi tiết về các bữa ăn đầy dinh dưỡng cũng như các hoạt động trau dồi kỹ năng cho trẻ tại nhà trường, Quý phụ huynh và các bạn học sinh có thể liên hệ tại: www.vas.edu.vn - 0911 26 77 55

>>> Xem thêm: Top 06 trường mẫu giáo quốc tế tại tphcm được đánh giá cao

Bài viết liên quan