main logo
icon
Messenger logo
phone calling icon
  • Home
  • Tin tức
  • 4 phương pháp giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi để rèn...

4 phương pháp giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi để rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả

Kỹ năng thuyết trình hiệu quả là yếu tố quan trọng cần có trong thời kỳ hội nhập như hiện nay

Kỹ năng thuyết trình hiệu quả là yếu tố quan trọng cần có trong thời kỳ hội nhập như hiện nay

1. 4 phương pháp khắc phục nỗi sợ hãi cho bé khi thuyết trình trước đám đông

“Glossophobia” là thuật ngữ có xuất xứ từ tiếng Hy Lạp thuộc chuyên ngành tâm lý học dùng để miêu tả tình trạng sợ hãi khi nói trước đám đông. Đa số nhiều người khi nói trước công chúng đều gặp phải tình trạng này. Theo đó, biểu hiện của những người gặp chứng “Glossophobia” thường là: 

- Cảm thấy căng thẳng và lo sợ khi đối diện với việc phải nói trước đám đông khán giả.

- Tưởng tượng về các tình huống tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình thuyết trình.

- Các cơ bắp căng cứng, đặc biệt là những cơ ở vùng cổ và lưng.

- Giọng nói lí nhí, yếu ớt, thở hổn hển hoặc thậm chí không thể thốt nên lời.

- Một số cá nhân còn rơi vào trạng thái hoảng sợ tột cùng khi đang thực hiện buổi diễn thuyết.

- Cơ thể bắt đầu trải qua giai đoạn "tim đập chân run", toát mồ hôi, khuôn mặt trở nên đỏ bừng, miệng khô khốc, thậm chí là có cảm giác buồn nôn, chóng mặt hoặc mệt mỏi, đau ở vùng dạ dày.

>>Xem thêm: Những bí quyết giúp rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả

Cần có phương pháp rèn luyện để trẻ không gặp phải tình trạng “Glossophobia” khi thuyết trình

Cần có phương pháp rèn luyện để trẻ không gặp phải tình trạng “Glossophobia” khi thuyết trình

Có thể thấy rằng nếu gặp phải tình trạng này sẽ khiến hiệu quả của buổi thuyết trình giảm sút. Thế nhưng, kỹ năng thuyết trình hiệu quả lại thuộc nhóm kỹ năng quan trọng trong thời đại 4.0, do đó ba mẹ nên giúp bé khắc phục sớm chứng “Glossophobia”, xây dựng sự tự tin ngay khi còn nhỏ để trẻ mạnh dạn trước mỗi buổi thuyết trình. Dưới đây là 4 phương pháp giúp khắc phục nỗi sợ hãi khi bé thuyết trình trước đám đông mà ba mẹ có thể tham khảo:

1.1. Dạy bé cách thư giãn

Để giúp bé cảm thấy tự tin trước khi thuyết trình, ba mẹ hãy hướng dẫn bé cách tự khiến cơ thể được thư giãn. Có một biện pháp lành mạnh được gọi là “phản ứng thư giãn” phát triển bởi bác sĩ hệ tim mạch Herbert Benson của trường Y Harvard. Và trong đó, hít thở sâu là một trong các kỹ thuật đơn giản, dễ làm của phương pháp “phản ứng thư giãn” mà ba mẹ có thể gợi ý cho bé.

Theo đó, ba mẹ hãy hướng dẫn bé thực hiện phương pháp này ở mọi lúc mọi nơi, đặc biệt là vài giây ngay trước khi thực hiện bài phát biểu. Phụ huynh hãy dạy bé cách hít vào thật chậm và sâu nhằm giúp không khí được tràn ngập phổi. Sau đó, đếm 6 giây rồi từ từ thở nhẹ ra cũng với 6 giây. Hãy nhắc bé lặp lại động tác này cho đến khi bé cảm thấy bản thân đã đủ bình tĩnh.

Phụ huynh hãy dạy bé cách hít vào thật chậm để giảm sự căng thẳng

Phụ huynh hãy dạy bé cách hít vào thật chậm để giảm sự căng thẳng

1.2. Giúp bé định tâm bản thân

Sau khi thực hiện bài hít thở giúp bản thân thư giãn, ba mẹ có thể chỉ dẫn bé cách định tâm bản thân nếu vẫn còn đôi chút lo lắng. Theo đó, phụ huynh hãy hướng dẫn bé tiến hành biện pháp này bằng cách đứng hai chân rộng bằng vai, hai cánh tay buông thõng, vai rũ xuống, đồng thời thả lỏng các nhóm cơ đầu và cổ. Lúc này, bé sẽ cảm thấy bản thân trở nên thoải mái hơn một chút. Tiếp theo, ba mẹ hãy hướng dẫn bé thử tưởng tượng bản thân mình đang cắm rễ sâu xuống mặt đất, đi cùng đó chính là những áp lực bên trong đều trôi xuống mặt đất thông qua cơ thể bé. Tiếp theo đó, ba mẹ hãy chỉ dẫn bé hít thở sâu và cảm nhận hơi thở đi thẳng trực tiếp vào trung tâm của cơ thể. Toàn bộ quá trình này được gọi là "định tâm" và cần sự luyện tập thường xuyên để đạt hiệu quả. 

1.3. Giúp trẻ nhận biết không gian thuyết trình

Một trong những nguyên nhân của sự lo lắng thường xuất phát từ những điều mơ hồ. Và việc không thể  hình dung nơi “chiến đấu" cũng chính là lý do khiến các bé cảm thấy lo lắng cho buổi thuyết trình. Cũng như các buổi biểu diễn văn nghệ, thuyết trình cũng cần có buổi tổng duyệt chương trình hoặc ít nhất là đi đến nơi diễn thuyết để làm quen với không gian ở đó. Chính vì thế, ba mẹ hãy đưa bé đến phòng hoặc hội trường - nơi bé sẽ thực hiện bài thuyết trình của mình. Ở đây, bé có thể đi bộ xung quanh sân khấu, nói điều gì đó, thậm chí là duyệt trước bài phát biểu của mình. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ vừa thực hiện bài thuyết trình vừa di chuyển xung quanh cũng như thực hiện những cử động tay để tập làm quen trước với không gian. Nhờ sự tập dượt chu đáo này chắc chắn sẽ phần nào giúp bé cảm thấy yên tâm hơn, qua đó góp phần giúp bé trở nên tự tin hơn để bài thuyết trình được thực hiện một cách hiệu quả nhất. 

Ngoài ra, vào ngày diễn thuyết, ba mẹ có thể đưa trẻ đến sớm để bé tập làm quen với khán giả thông qua những hành động như chào hỏi hoặc trò chuyện. Ngoài việc giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, việc này còn tạo điều kiện để bé nắm bắt được bầu không khí trong phòng trước khi bắt đầu buổi thuyết trình của mình.

Bé nên làm quen trước sân khấu để cảm thấy thân quen với không gian hơn 

Bé nên làm quen trước sân khấu để cảm thấy thân quen với không gian hơn 

1.4. Dạy bé tương tác mắt với những người có phản ứng tích cực trong quá trình thuyết trình

Nhiều bé khi thuyết trình thường tránh nhìn thẳng vào mắt của khán giả vì nếu như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy thêm căng thẳng. Điều này không sai nhưng nó lại vô tình khiến cho chứng “Glossophobia” không được trị dứt điểm. Theo Lisa Braithwaite - một nhà diễn thuyết và cũng là huấn luyện viên kỹ năng thuyết trình hiệu quả nổi tiếng đã từng khuyên rằng: thay vì nhìn vào những người đang tỏ ra buồn chán hay thờ ơ, hãy tìm những ai đang có phản ứng tích cực với bài thuyết trình để gia tăng sự tự tin cho quá trình thực hiện bài diễn thuyết. 

Do đó để căng thẳng không áp đảo tâm trí bé, ba mẹ hãy nhắc nhở trẻ trong quá trình thuyết trình cần nhìn thẳng vào khán giả, cụ thể là tương tác mắt với người khiến bé cảm thấy dễ chịu mỗi khi nhìn vào họ. Đó có thể là ba mẹ, người thân hay bạn bè đang ngồi bên dưới. Hoặc trẻ có thể nhìn vào những người có biểu hiện như mỉm cười hay gật đầu, để cảm thấy thoải mái và tự tin hơn, từ đó góp phần hỗ trợ cho bài thuyết trình trở nên suôn sẻ và sinh động hơn. 

Dạy bé tương tác mắt với những người có phản ứng tích cực trong quá trình thuyết trình

Dạy bé tương tác mắt với những người có phản ứng tích cực trong quá trình thuyết trình

2. Tìm hiểu chương trình rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả cho trẻ tại VAS

VAS luôn hướng đến mục tiêu giáo dục những thế hệ trẻ trở thành công dân toàn cầu. Chính vì thế, ngay từ bậc mầm non, VAS đã luôn chú trọng việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả cho các bé mẫu giáo nhằm xây dựng cho bé bản lĩnh làm chủ sân khấu. Cụ thể, trường đã thực hiện những phương pháp giúp trẻ tăng khả năng hùng biện như sau:

- Tổ chức cuộc thi English Speaking Contest hàng năm: Cuộc thi không chỉ tạo cơ hội để học sinh thể hiện kỹ năng tiếng Anh vượt trội mà còn là "cái nôi" ươm mầm cho khả năng thuyết phục - tư duy phản biện sắc bén, tài năng hùng biện xuất sắc, đồng thời phát triển những kỹ năng mềm quan trọng cho những nhà lãnh đạo tương lai.

- Tổ chức buổi thuyết trình các dự án “VASers vì cộng đồng” cho các em học sinh khối Trung học: Chương trình đã tạo cơ hội để các em thể hiện sự quan tâm, tình yêu thương của mình đối với cộng đồng, xã hội. Đồng thời giúp các em rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch, khả năng làm việc nhóm cũng như tư duy phản biện. 

- Tổ chức hoạt động về “Chia sẻ sách hay": Chương trình bổ ích này không chỉ khuyến khích các em học sinh đọc sách mà còn tạo cơ hội để các em có dịp lan tỏa niềm vui đọc sách của mình đến bạn bè. Đồng thời, chương trình còn là sân chơi để các em được viết bình phẩm sách, chuẩn bị bài thuyết trình nhằm chia sẻ những đánh giá, suy nghĩ của mình về cuốn sách mà các em đã đọc và yêu thích. 

- Tổ chức chương trình VAS Talks: Bằng cách giao lưu với các diễn giả nổi tiếng, các em học sinh VAS xây dựng tư duy phản biện, phát triển trí tuệ cảm xúc và kỹ năng phân tích, mở rộng thế giới quan.

- Hoạt động “3Rs”: Qua dự án môi trường 3Rs (Giảm thiểu rác thải - Tái sử dụng - Tái chế) giúp trẻ thể hiện quan điểm cá nhân, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững vì môi trường cộng đồng.

- VAS tổ chức cuộc thi “Sáng tạo và lập trình Robot” dành cho học sinh từ khối 4 trở lên: Cuộc thi giúp các em tự tin đưa các ứng dụng công nghệ vào thực tiễn và làm quen với thế giới lập trình ngay từ bậc Tiểu học. Đồng thời, cuộc thi còn giúp học sinh phát triển tư duy phân tích, logic và phản biện ùng những kỹ năng cần thiết cho hành trình tương lai.

Những hoạt động rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả được tổ chức tại VAS

Những hoạt động rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả được tổ chức tại VAS

Ngoài ra, VAS còn đặc biệt chú trọng đến quá trình rèn luyện tiếng Anh cho trẻ với mục đích biến ngôn ngữ phổ biến trên thế giới này thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho trẻ. Nhờ đó, trẻ có thể tự tin vươn ra thế giới, mạnh dạn chia sẻ kiến thức, hiểu biết của mình với bạn bè quốc tế. Cụ thể, các em học sinh tại VAS sẽ được học tiếng Anh từ 28-36 tiết/tuần đối với lộ trình quốc tế toàn phần, 22-25 tiết/tuần đối với lộ trình song ngữ và 19-20 tiết/tuần với lộ trình tăng cường tiếng Anh. VAS đảm bảo rằng, sau khi kết thúc quá trình học tập và rèn luyện tại trường, các em học sinh VAS sẽ có được bản lĩnh thuyết trình trước đám đông, từ đó có thể tự tin để đứng trên bất cứ “sân chơi" quốc tế nào.

Bài viết trên đã chia sẻ 4 phương pháp khắc phục nỗi sợ hãi cho bé khi thuyết trình trước đám đông. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã chia sẻ các phương pháp giáo dục tại VAS nhằm phát triển kỹ năng thuyết trình hiệu quả cho các em học sinh. Mong rằng, với những thông tin trên đây sẽ giúp ba mẹ có thêm bí quyết để giúp trẻ vượt qua nỗi lo lắng mỗi khi đứng trên sân khấu khi thuyết trình, qua đó góp phần hình thành bản lĩnh hùng biện, giúp cho quá trình chinh phục tri thức nhân loại sau này của trẻ được diễn ra suôn sẻ. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về lộ trình học tại VAS ba mẹ có thể liên hệ trường qua số hotline 0911 267 755 hoặc truy cập vào website www.vas.edu.vn để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Bài viết liên quan

Khủng hoảng tâm lý ở trẻ: Hiểu đúng để đồng hành cùng con
21/03/2025

Khủng hoảng tâm lý ở trẻ: Hiểu đúng để đồng hành cùng con

Khủng hoảng tâm lý ở trẻ là giai đoạn mà nhiều bậc phụ huynh lo lắng nhưng lại chưa thực sự hiểu rõ. Những thay đổi về hành vi, cảm xúc và cách trẻ tương tác với thế giới xung quanh có thể là dấu hiệu của một giai đoạn khủng hoảng. Nếu không được đồng hành đúng cách, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc phát triển tâm lý lành mạnh. Vậy làm sao để nhận biết và giúp trẻ vượt qua những khủng hoảng tâm lý này? Hãy cùng VAS tìm hiểu!

Hội thảo “Tối ưu cuộc sống với AI và chương trình giáo dục phát triển toàn diện, công dân số và công dân toàn cầu tại VAS”
20/03/2025

Hội thảo “Tối ưu cuộc sống với AI và chương trình giáo dục phát triển toàn diện, công dân số và công dân toàn cầu tại VAS”

Sáng 15/3, hội thảo “Tối ưu cuộc sống với AI, Chương trình Giáo dục Phát triển Toàn diện, Công dân Số và Công dân Toàn cầu” diễn ra tại khách sạn New World, thu hút hơn 200 phụ huynh tham gia trực tiếp và hơn 1 triệu lượt xem trực tuyến.

10 sai lầm ba mẹ thường mắc phải khi lựa chọn trường mầm non cho con
18/03/2025

10 sai lầm ba mẹ thường mắc phải khi lựa chọn trường mầm non cho con

Chọn trường mầm non cho con là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ, cảm xúc và kỹ năng xã hội của bé trong những năm đầu đời. Thế nhưng, không ít phụ huynh mắc phải những sai lầm đáng tiếc khi lựa chọn, khiến con gặp khó khăn trong việc thích nghi và học tập. Bài viết dưới đây, VAS sẽ giúp ba mẹ nhận diện 10 sai lầm thường gặp và cách tránh để con có một khởi đầu hoàn hảo.

123