VAS trang bị kỹ năng về khoa học - công nghệ cho học sinh
STEM là gì?
STEM (Science, Technology, Engineering, Math) được hiểu là chương trình cung cấp kiến thức về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học theo cách tiếp cận liên môn. Bằng cách giảng dạy hiện đại, học sinh có thể dễ dàng vận dụng những kiến thức mà mình học được vào đời sống thực tế, phục vụ nhu cầu về công việc trong thời đại công nghệ 4.0.
Nếu như theo phương pháp giảng dạy truyền thống của Việt Nam trước đây, các học sinh thường bị đánh giá là thiếu kỹ năng và không biết cách vận dụng kiến thức vào thực tế thì với phương pháp STEM, học sinh sẽ được tiếp cận kiến thức thông qua các bài học thực tế, giúp kết nối học sinh từ trường học tới cộng đồng. Chương trình này cũng tạo cơ hội cho các em được phát huy năng lực cá nhân tốt hơn.
Khác với cách học truyền thống, chương trình học STEM là sự kết hợp kiến thức liên môn của cả 4 môn, qua đó học sinh có thể học cách vận dụng những gì mình học vào thực tế và vào các môn học khác nhau ở trường. Trong mỗi bài học, học sinh sẽ được phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua các tình huống thực tế. Với chương trình này, học sinh học được thỏa sức sáng tạo từ những kiến thức cơ bản, từ đó mở rộng hiểu biết, phát triển tư duy và giải quyết vấn đề tốt hơn.
Nội dung chương trình giáo dục STEM
Khi học về kỹ năng khoa học, học sinh sẽ được trang bị lý thuyết về các định luật, nguyên lý hoạt động và thực hiện các bài tập thực hành. Qua đó, học sinh sẽ có được khả năng liên kết các kiến thức lý thuyết để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Về kỹ năng công nghệ, môn học này sẽ giúp học sinh am hiểu và sử dụng thành thạo từ những vật dụng đơn giản tới những thiết bị, máy móc phức tạp trong đời sống. Đồng thời, các em cũng học được cách quản lý để tránh thất lạc và sử dụng, bảo vệ đúng cách để có thể sử dụng các công cụ, thiết bị lâu dài.
Với kỹ năng kỹ thuật, học sinh được cung cấp các kiến thức về quy trình sản xuất ra đối tượng và hiểu rõ về nó. Đặc biệt, kỹ năng này đòi hỏi học sinh phải có khả năng liên kết những hiểu biết của mình từ các môn học khác, từ đó tìm ra được giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, môn học này còn giúp học sinh có khả năng phân tích được nhu cầu và phản ứng của xã hội trước khi tạo ra sản phẩm kỹ thuật.
Đối với kỹ năng toán học, học sinh sẽ được trang bị kỹ năng phân tích và hiểu được vai trò của toán học trong mọi khía cạnh tồn tại trên thế giới. Từ đó, học sinh sẽ biết cách để thể hiện ý tưởng 1 cách chính xác, có tư duy logic và áp dụng các kiến thức toán học vào cuộc sống hàng ngày.
Thành tựu đạt được
Nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh phát triển toàn diện và thành công trước sự thay đổi nhanh chóng của xã hội 4.0, VAS cùng các giáo viên đã luôn nỗ lực, sáng tạo để đưa chương trình STEM vào trong giảng dạy.
Năm học 2017 - 2018 là một năm ghi dấu nhiều thành quả tích cực của các giáo viên và học sinh của VAS. Cụ thể, trong cuộc thi cấp thành phố “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng CNTT năm 2017” do Sở Giáo Dục TPHCM tổ chức tại trường Đại học RMIT, trường đã có 6 hồ sơ được tham dự vòng chung kết và dành được giải nhất ở phần thi Thiết kế bài giảng bằng PowerPoint và 2 giải khuyến khích ở phần thi Dạy học theo dự án với tên đề tài “Nhà báo tương lai”.
Ở cuộc thi cấp quốc gia do Microsoft Việt Nam tổ chức với cùng tên như cuộc thi cấp thành phố “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng CNTT năm 2017”, VAS đã có 2 giáo viên tham gia vào vòng chung kết và đạt giải Nhì với dự án “Tay đua siêu hạng” được dạy bằng cách kết hợp chương trình học STEM với phương pháp “Learning by Doing”. Trong dự án, các em học sinh của trường đã vận dụng rất tốt các kiến thức đã học ở môn Vật lý để thiết kế một chiếc xe mô hình bằng việc tái chế những vật liệu đã bỏ đi như vỏ chai, ống hút, tăm tre,… Điều này cũng thể hiện được rằng các em học sinh luôn có ý thức bảo vệ môi trường và khả năng sáng tạo. Để giúp chiếc xe có thể di chuyển, các em đã vận dụng kiến thức ở môn Hóa học về phản ứng giữa giấm ăn và baking soda. Không chỉ đạt giải Nhì ở cuộc thi này, dự án “Tay đua siêu hạng” còn giúp trường đạt giải Ba trong cuộc thi Giáo án giảng dạy theo chương trình STEM của Sở Khoa học công nghệ tổ chức; đạt giải Nhì về Clip mô phỏng STEM “Tay đua siêu hạng” do Trung tâm phát triển khoa học và công nghệ Thành đoàn TP.HCM tổ chức. Ngoài ra, trong cuộc thi này, thầy giáo Phan Thành Luân cũng đoạt thêm giải Khuyến khích ở phần thi tổ chức dạy học với mô hình dạy học “Lớp học đảo ngược”.
Qua đó có thể thấy rằng chương trình học STEM cùng với tài năng của các giáo viên đã giúp các em học sinh VAS xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc, phát triển kỹ năng và biết cách vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.
>>> Xem thêm: Top 20 các nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết bố mẹ nên biết