Chủ động tư duy, tự do sáng tạo
Khác với lo lắng của nhiều người sợ độ tuổi tiểu học còn quá nhỏ để các em có thể vận dụng phương pháp này vào việc học của mình, các “tác phẩm sơ đồ tư duy” của học sinh từ độ tuổi 6,7 tuổi đã khiến cho thầy cô và phụ huynh học sinh phải bất ngờ.
Phương pháp này cho giúp các em không chỉ hiểu bài và biết ghi chép, mà còn tự mình đào sâu tìm kiếm thông tin, tổng hợp đầy đủ kiến thức của bài học, và tự mình “vẽ” nên sơ đồ tư duy cùa chính mình, trong đó các em có thể thỏa sức sáng tạo bằng màu sắc, hình ảnh theo ý thích và thẩm mỹ của riêng mình. Chính vì thế mà các em hiểu và nhớ bài rất kỹ, có khả năng trình bày lại sơ đồ của mình trước lớp và bộc lộ những tài năng và cá tính riêng.
“Hiện nay cơ sở cách mạng Tháng tám đã bắt đầu cho các em học sinh tự lập các sơ đồ tư duy của mình trong các môn như Tiếng Việt, Tập Làm Văn, Toán, Sinh học, Khoa học, Lịch Sử, Địa Lý. Điều kiện học tập với sỉ số lớp lý tưởng, với quan điểm ấy học sinh làm trung tâm, đội ngũ giáo viên được đào tạo kỹ lưỡng và sự hỗ trợ của phụ huynh hết mình chính là những lợi thế to lớn giúp cho việc ứng dụng phương pháp này cho các em học sinh trường Việt Úc thành công,” cô Phạm Thị Hường, Phụ trách Chuyên Môn CS CMTT cho biết.
“Tôi đã cho ứng dụng phương pháp này vào môn Tập Làm Văn. Thay vì lên trước dàn ý bài làm, các em được tự vẽ sơ đồ tư duy ra và phát triển theo ý của mình. Kết quả vượt quá mong đợi. Bình thường có nhiều em viết văn không tốt nhưng sau khi tự lập ra sơ đồ tư duy và tìm ý, lại có những cách trình bày và diễn đạt rất tốt, rất sáng tạo,” cô Nguyễn Thị Y Vân, giáo viên bộ môn Văn CS CMTT chia sẻ.
Việc ứng dụng Sơ đồ Tư Duy vào giảng dạy hiện đang được triển khai rộng rãi cho toàn bộ các cơ sở thuộc Hệ thống. Xin mời các bạn cùng thưởng thức một số tác phẩm Sơ đồ tư duy của học chính các em khối Tiểu học thực hiện: