main logo
icon
Messenger logo
phone calling icon
  • Home
  • Tin tức
  • Kỹ năng xã hội là gì? 10 kỹ năng xã hội cho trẻ mầ...

Kỹ năng xã hội là gì? 10 kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non quan trọng

1. Tại sao nên dạy kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non?

Dạy kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển và giáo dục của trẻ. Kỹ năng xã hội không chỉ giúp trẻ tương tác và gắn kết với xã hội xung quanh mà còn mang lại nhiều lợi ích lớn cho sự phát triển toàn diện của trẻ, bao gồm:

- Kỹ năng xã hội giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp: Qua việc học cách nói chuyện, lắng nghe và thấu hiểu người khác, trẻ sẽ có thể truyền đạt ý kiến, cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách rõ ràng và hiệu quả. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp trẻ tự tin hơn trong việc thể hiện bản thân và tạo dựng quan hệ tốt với mọi người xung quanh.

- Kỹ năng xã hội giúp trẻ rèn luyện khả năng hợp tác và làm việc nhóm: Trong quá trình học tập và chơi đùa, trẻ sẽ được tham gia vào các hoạt động nhóm, học cách chia sẻ, lắng nghe ý kiến của người khác và làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung. Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm giúp trẻ phát triển tinh thần đồng đội, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ.

- Kỹ năng xã hội giúp trẻ phát triển khả năng quản lý cảm xúc: Trẻ mầm non thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc của mình. Tuy nhiên, khi được dạy cách nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc, trẻ sẽ biết cách xử lý tình huống xung đột và thể hiện cảm xúc một cách lành mạnh. Kỹ năng quản lý cảm xúc giúp trẻ tự tin hơn trong việc giải quyết vấn đề và xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè và mọi người.

- Kỹ năng xã hội giúp trẻ phát triển khả năng tự tin: Khi trẻ biết cách tương tác và giao tiếp một cách hiệu quả, trẻ sẽ tự tin hơn trong việc thể hiện ý kiến và đề xuất ý tưởng của mình. Đồng thời, kỹ năng xã hội cũng giúp trẻ tự quản lý hành vi và tư duy của mình. Trẻ sẽ biết cách đặt mục tiêu, lập kế hoạch và thực hiện mục tiêu đó một cách có tổ chức và hiệu quả.

Với những yếu tố trên, đủ để các bậc cha mẹ nhận thấy vai trò của việc dạy kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non là rất quan trọng cho sự phát triển và giáo dục của trẻ. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng xã hội này từ giai đoạn mầm non sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và tự tin hơn trong cuộc sống.

Rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ

2. Top 10 kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non mà các bậc phụ huynh nên biết

2.1. Kỹ năng ứng xử cho trẻ mầm non

Kỹ năng ứng xử hay được gọi là kỹ năng giao tiếp, được biết như là chiếc chìa khóa giúp trẻ bước vào đời tốt hơn. Vì kỹ năng ứng xử là hướng dẫn trẻ cách giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh một cách lịch sự, tôn trọng và hiểu biết.

Trong kỹ năng ứng xử còn được chia thành nhiều kỹ năng nhỏ khác nhau như:

- Học cách biết cảm ơn và nói lời xin lỗi

- Chào hỏi và quan tâm đến mọi người

- Học cách giao tiếp bằng mắt khi trò chuyện với mọi người

- Nói dạ thưa và lịch sự trong giao tiếp với người lớn

- Học cách trả lời bằng câu hoàn chỉnh, không nói chuyện trống không

- Tôn trọng ý kiến và cảm xúc của mọi người xung quanh

- Giữ trật tự nơi công cộng

- Cách giao tiếp với người lạ

- Học cách lắng nghe mọi người

Kỹ năng giao tiếp ứng xử giúp trẻ hiểu và tuân thủ các quy tắc xã hội, sống có chuẩn mực trong lời ăn tiếng nói với mọi người xung quanh.

Để trẻ biết cách lắng nghe và ứng xử phù hợp là điều cần thiết

Để trẻ biết cách lắng nghe và ứng xử phù hợp là điều cần thiết

Phương pháp hiệu quả nhất để dạy trẻ kỹ năng xã hội là thông qua các trò chơi hoặc các hoạt động hội nhóm. Khi có đủ điều kiện và môi trường thích hợp, trẻ sẽ dễ dàng thể hiện và rèn luyện được các kỹ năng này. Bên cạnh đó, gia đình và nhà trường cũng cần phối hợp để kịp thời hướng dẫn và chỉnh sửa những hành vi chưa tốt của trẻ, đồng thời giải thích và định hướng lại để trẻ hiểu tại sao phải ứng xử như vậy trong từng trường hợp cụ thể.

2.2. Kỹ năng tự thay quần áo cho trẻ mầm non

Hướng dẫn trẻ cách mặc quần áo sẽ giúp trẻ phát triển thêm kỹ năng tự lập và sự tự tin. Tuy nhiên, để dạy trẻ kỹ năng tự thay quần áo không phải là chuyện dễ dàng, do trẻ thường có tính hiếu động và nghịch ngợm, do đó đòi hỏi ba mẹ phải kiên nhẫn trong thời gian đầu. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể thử hướng dẫn kỹ năng này cho trẻ theo 05 bước dưới đây:

- Bước 1: Dạy bé cởi đồ trước

Hướng dẫn bé cách cởi quần áo và các vật dụng cá nhân mỗi khi đi học về và khuyến khích trẻ tự cởi giày, vớ, quần áo trước khi tắm để trẻ làm quen với kỹ năng này.

- Bước 2: Bắt đầu với những áo quần thun có độ co giãn và rộng

Chọn những chiếc quần hoặc áo có chất liệu thun co giãn, hơi rộng để trẻ dễ dàng học cách mặc quần áo hơn.

- Bước 3: Hướng dẫn trẻ ngồi xuống khi mang giày hoặc mặc quần

Khi bắt đầu mặc quần áo, tư thế ngồi sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và dễ mặc quần cũng như mang giày hơn, trẻ sẽ cảm thấy tự tin và thích thú khi tự mình thực hiện được những hành động nhỏ. Một số phụ huynh thường không chú ý điều này nên khiến việc mặc quần, mang giày với bé trở nên khó khăn, bé sẽ khó chịu và không thích tự mình làm mọi việc.

- Bước 4: Dạy bé cách mặc áo

Hướng dẫn bé cách mặc áo thun: phân biệt mặt áo phải, đưa cổ qua trước, sau đó mới xỏ tay vào từng bên.
Hướng dẫn bé cách mặc áo sơ mi: phân biệt mặt áo phải, xỏ tay vào từng bên và cài nút từ trên xuống, chú ý tránh cài lệch.

- Bước 5: Sắp xếp áo quần

Dạy trẻ cách gấp quần áo và vị trí đặt quần áo để trẻ ghi nhớ và phân biệt được quần áo nào sẽ sử dụng trong những trường hợp nào. VD: đồng phục sẽ mặc khi đi học, còn đồ ngủ sẽ mặc vào buổi tối.

2.3. Kỹ năng dọn dẹp, xếp đồ ngăn nắp cho trẻ mầm non

Kỹ năng dọn dẹp và xếp đồ ngăn nắp là một phần quan trọng trong quá trình giáo dục và phát triển của trẻ mầm non. Việc hướng dẫn trẻ từ nhỏ về cách dọn dẹp và xếp đồ ngăn nắp không chỉ giúp trẻ hình thành thói quen tốt mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Dạy trẻ biết cách sắp xếp đồ vật gọn gàng là rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ

Dạy trẻ biết cách sắp xếp đồ vật gọn gàng là rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ

Phương pháp dạy trẻ mầm non kỹ năng dọn dẹp và xếp đồ ngăn nắp có thể được thực hiện thông qua việc tạo ra một môi trường học tập và chơi đùa sạch sẽ, gọn gàng và có tổ chức. Trẻ cần được hướng dẫn và mô phỏng cách sắp xếp đồ đạc, đồ chơi của mình vào những nơi phù hợp. Đồng thời, trẻ cũng cần được dạy cách giữ gìn và bảo quản đồ đạc, đồ chơi của mình để chúng không bị hư hỏng hoặc mất mát. Việc thực hiện các hoạt động như chơi trò chơi xếp hình, xếp đồ chơi vào hộp, hoặc dọn dẹp các vật dụng sau khi sử dụng cũng giúp trẻ rèn luyện kỹ năng này một cách vui vẻ và tự nhiên.

Giáo dục kỹ năng dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc không chỉ giúp bé hình thành thói quen ngăn nắp, mà còn giúp trẻ:

- Tiết kiệm thời gian, dễ dàng tìm kiếm đồ vật

- Tăng khả năng tư duy logic

- Phát triển khả năng tự lập và chịu trách nhiệm

- Có ý thức về sự sạch sẽ

2.4. Kỹ năng chăm sóc bản thân

Việc giúp trẻ phát triển kỹ năng chăm sóc bản thân rất hữu ích cho cả thể chất và tinh thần của các em trong tương lai. Khi trẻ học được cách chăm sóc bản thân cũng có nghĩa là các em được rèn luyện thêm tính trách nhiệm và tự giác trong hành động và lời nói. Đồng thời, trẻ cũng bắt đầu hiểu về bản thân, nhận biết sở trường và sở thích của mình để phát triển đúng hướng.

Dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân không chỉ giúp các con tự quản lý và chăm sóc cho bản thân mình, mà còn giúp trẻ thể hiện tình yêu thương và quan tâm đến những người xung quanh, như gia đình và bạn bè. Cách dạy đơn giản có thể là:

- Dạy trẻ giữ vệ sinh cá nhân: Hướng dẫn trẻ đánh răng, rửa mặt, rửa tay và chải tóc. Giải thích tầm quan trọng của việc này và làm gương để trẻ noi theo.

- Dạy trẻ quản lý đồ dùng cá nhân: Dạy cách sắp xếp đồ chơi, quần áo và sách vở đúng cách, bé sẽ hình thành thói quen gọn gàng và tránh lãng phí.

Những kỹ năng này giúp trẻ phát triển thói quen tích cực và bảo vệ sức khỏe, tạo nền tảng cho cuộc sống và học tập của các em sau này.

2.5. Kỹ năng giúp đỡ và sẻ chia

Giáo dục kỹ năng giúp đỡ và sẻ chia là một phần quan trọng trong việc phát triển đạo đức và tinh thần xã hội cho trẻ mầm non. Từ khi còn nhỏ, ba mẹ có thể dạy trẻ cách giúp đỡ người khác qua hành động nhỏ nhặt như giúp một người bạn tìm vật thất lạc, chia sẻ bữa ăn, hoặc trao đổi cùng nhau trong trò chơi.

Trẻ sẽ nâng cao được tình đồng đội khi biết cách chia sẻ và giúp đỡ

Trẻ sẽ nâng cao được tình đồng đội khi biết cách chia sẻ và giúp đỡ

Khi trẻ học cách sẻ chia và giúp đỡ, các em sẽ không chỉ được nuôi dưỡng lòng nhân ái mà còn phát triển hơn về khả năng làm việc nhóm và tôn trọng đối tác. Điều này cũng giúp trẻ hiểu rằng hạnh phúc không chỉ đến từ việc nhận, mà còn từ việc cho đi. Ba mẹ và giáo viên có thể tạo ra môi trường thúc đẩy hành vi sẻ chia và giúp đỡ, bằng cách làm gương và khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội, như cùng nhau giúp đỡ trong lớp học hoặc tham gia các hoạt động từ thiện.

2.6. Kỹ năng vượt qua trở ngại

Kỹ năng vượt qua trở ngại là một kỹ năng cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ mầm non. Trong đó, ba mẹ và thầy cô đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ hình thành kỹ năng này. Dạy trẻ cách vượt qua trở ngại bắt đầu bằng việc khuyến khích các em thử những hoạt động mới, thách thức mới. Khi gặp khó khăn, hãy khích lệ trẻ không sợ thất bại mà hướng dẫn các em tìm cách giải quyết vấn đề. Khi trẻ đối mặt với thất bại, hãy truyền đạt rằng thất bại là một phần tự nhiên của quá trình học hỏi và phát triển, đồng thời cũng là cơ hội để các con học hỏi và cải thiện.

Vượt qua trở ngại là kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non nên được rèn luyện từ sớm

Vượt qua trở ngại là kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non nên được rèn luyện từ sớm

Hơn nữa, việc tạo ra môi trường an toàn cho trẻ thể hiện cảm xúc, đặc biệt là sự thất vọng và sợ hãi, cũng giúp các bé phát triển khả năng vượt qua trở ngại. Khi thấy trẻ đang gặp khó khăn, hãy lắng nghe và động viên các con thử lại. Việc hỗ trợ tinh thần và khích lệ sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong việc đối diện với những thách thức và vượt qua những rào cản trên con đường phát triển của mình.

>> Xem thêm: Phương pháp quan trọng ba mẹ cần biết khi rèn luyện kỹ năng cảm xúc cho trẻ

2.7. Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm

Phòng tránh nguy hiểm là một kỹ năng quan trọng mà trẻ cần được dạy để đảm bảo an toàn cho cuộc sống hàng ngày của các em. Trong giai đoạn này, trẻ cần được hướng dẫn về những nguy cơ tiềm ẩn trong môi trường xung quanh và cách ứng phó khi gặp phải tình huống nguy hiểm. Trước tiên, các em cần có nhận biết về những nguy cơ gây hại đến bản thân từ những thứ như đồ vật nhọn, hóa chất, lửa, nước sôi, ao hồ, cửa sổ mở, giao thông... Khi trẻ nhận ra những nguy cơ này, hãy hướng dẫn các em cách tránh xa và không động chạm vào chúng.

Ngoài ra, ba mẹ và thầy cô cũng nên dạy trẻ cách xử lý trước tình huống nguy hiểm. Các em cần biết cách kêu gọi cứu hộ trong trường hợp khẩn cấp như khi thấy mình hoặc người khác gặp nguy hiểm. Hãy hướng dẫn trẻ cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn và không bao giờ ngần ngại thông báo về những tình huống nguy hiểm mà mình đã gặp phải.

Trẻ cần được hướng dẫn cách nhận biết những nguy hiểm

Trẻ cần được hướng dẫn cách nhận biết những nguy hiểm

Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm sẽ giúp trẻ phát triển sự nhạy bén với môi trường xung quanh, tăng cường khả năng tự bảo vệ, đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác. Việc tạo ra môi trường an toàn và cung cấp kiến thức cần thiết sẽ giúp trẻ phòng ngừa nguy cơ và biết cách ứng phó khi gặp phải tình huống không mong muốn.

2.8. Kỹ năng quản lý thời gian

Có thể nói, học cách quản lý thời gian giúp trẻ có khả năng phân chia thời gian hiệu quả và hình thành thói quen tự quản lý. Dạy trẻ kỹ năng quản lý thời gian bắt đầu bằng việc thiết lập lịch trình cơ bản cho các hoạt động hàng ngày, bao gồm thời gian ngủ, ăn uống, chơi đùa và học tập. Hướng dẫn trẻ xác định thứ tự ưu tiên và phân chia thời gian cho từng hoạt động. Đồng thời, hãy khuyến khích trẻ hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian xác định và giúp bé hiểu rõ về quyết định và hậu quả của việc quản lý thời gian.

Tuy nhiên, thay vì ép buộc bé vào khuôn khổ thì ba mẹ và giáo viên có thể tạo ra môi trường ổn định với lịch trình được thỏa thuận cùng với nhau. Điều này giúp trẻ thấy thoải mái và tự tin trong việc quản lý thời gian. Từ đó, giúp các em hình thành thói quen tự đặt ra mục tiêu và hoàn thành công việc theo đúng thời gian quy định.

>> Xem thêm: Cách rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho trẻ

2.9. Kỹ năng tự chủ

Kỹ năng tự chủ là một khía cạnh quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Tự chủ giúp trẻ học cách đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề và đảm bảo sự độc lập trong hành động hàng ngày. Ba mẹ có thể rèn luyện kỹ năng tự chủ cho trẻ bằng cách khuyến khích các con tham gia vào việc ra quyết định từ những hành động nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như chọn món ăn, quyết định thời gian chơi hoặc chọn trang phục. Hãy tạo cơ hội cho trẻ thể hiện ý kiến và lắng nghe quan điểm của trẻ. Khi trẻ gặp khó khăn, hãy hướng dẫn các em tìm cách giải quyết vấn đề một cách độc lập. Khích lệ trẻ suy nghĩ sáng tạo và tìm kiếm lời giải thay vì dựa vào người khác. Việc này giúp trẻ phát triển khả năng tự tin và sự độc lập trong việc đối mặt với thách thức.

Dạy trẻ cách tự ra quyết định từ những việc nhỏ nhặt

Dạy trẻ cách tự ra quyết định từ những việc nhỏ nhặt

Bên cạnh đó, việc tạo động lực và ủng hộ các bé cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng tự chủ. Hãy khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động có tính thách thức và trao cho các bé cơ hội tự quản lý các nhiệm vụ. Từ việc đơn giản như gấp quần áo đến việc chăm sóc cây cảnh, tất cả việc này đều giúp trẻ hình thành thói quen và kỹ năng tự chủ trong cuộc sống hàng ngày.

2.10. Kỹ năng sử dụng tiền

Dạy trẻ kỹ năng sử dụng tiền là một cách giáo dục tài chính hiệu quả ngay từ sớm. Xây dựng cho trẻ thói quen sử dụng tiền một cách hiểu biết và có trách nhiệm giúp các em phát triển thái độ cân nhắc và tư duy kinh tế từ khi còn nhỏ. Đầu tiên, ba mẹ hãy nói về giá trị của đồng tiền bằng việc giới thiệu khái niệm cơ bản về tiền và nguồn gốc của nó. Hãy hướng dẫn trẻ cách phân biệt giữa tiền và đồ vật khác cũng như giải thích cho bé rằng tiền được sử dụng để mua đồ và thực hiện các giao dịch.

Một phần quan trọng của kỹ năng sử dụng tiền là dạy trẻ cách lập kế hoạch và quản lý tiền. Giúp các con hiểu rằng tiền không có sẵn mãi mãi và hướng dẫn cách tiết kiệm để có thể mua những thứ mình muốn sau này. Hãy tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào việc sử dụng tiền trong các hoạt động như mua sắm nhỏ hoặc góp tiền vào hộp tiết kiệm.

3. VAS - hệ thống trường quốc tế đi đầu trong việc rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non

Hệ thống trường quốc tế Việt Úc (VAS) với gần 20 năm kinh nghiệm trong việc nuôi dưỡng, đồng hành, và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nhiều thế hệ học sinh. VAS hiểu rõ vai trò và giá trị của các hoạt động rèn luyện kỹ năng đối với sự phát triển, sự hoàn thiện và cả sự thành công trong tương lai của các em học sinh. Do đó, nhà trường khéo léo lồng ghép, kết hợp các hoạt động rèn luyện kỹ năng xã hội vào chương trình học tập, mang lại cho trẻ em mầm non những giờ học tập bổ ích nhưng cũng không kém phần thú vị, sinh động:

- Các hoạt động ngoại khóa hấp dẫn, thú vị, đa dạng trên nhiều lĩnh vực như học thuật, hội hoạ, điện ảnh, âm nhạc… Những hoạt động được nhà trường đầu tư tổ chức với quy mô lớn, mang đến sân chơi bổ ích cho các em học sinh như VAS’s Got Talent, VAS Painting Contest, VAS Olympic… Những sân chơi này là cơ hội vàng để các em học sinh được cọ xát với bạn bè, thầy cô và môi trường xung quanh nhiều hơn. Các em có thể làm quen thêm nhiều bạn mới, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử và trò chuyện với bạn bè xung quanh. Những kỹ năng mà trẻ học được sẽ trở thành hành hành trang quý giá, đóng góp quan trọng vào sự thành công trong tương lai của trẻ.

- Các hoạt động trải nghiệm, khám phá tới nhiều địa điểm thú vị như Đà Lạt, Cần Thơ, thành phố tuyết Snow Town… Những hoạt động thực tế, không chỉ gói gọn trong khuôn khổ trường học mang lại nhiều trải nghiệm sống thú vị cho trẻ, mở rộng thế giới quan, giúp trẻ hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động nhóm, hoạt động tập thể cũng như cách tự chăm sóc bản thân và lắng nghe sự hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy cô phụ trách khi hoạt động tập thể.

- VAS hợp tác với những tổ chức huấn luyện - đào tạo chuyên nghiệp để xây dựng các hoạt động ngoại khóa bổ ích sau giờ học cho các em học sinh. Các buổi ngoại khóa này mang đa dạng chủ đề như bơi lội, múa, nấu ăn, yoga, leo núi, bóng đá, bóng rổ... Những hoạt động này không chỉ mang lại niềm vui mà còn thúc đẩy sự phát triển năng khiếu và các kỹ năng sống quan trọng cho trẻ mầm non như giao tiếp, tự lập, và bảo vệ bản thân.

- Bên cạnh đó, các em học sinh còn được nhà trường trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính thông qua nhiều hoạt động thú vị. Chẳng hạn, VAS đã tổ chức hoạt động một ngày đi siêu thị Lotte Mart dành cho các em học sinh ở lứa tuổi mầm non. Những nhu yếu phẩm mà các bé đi mua sắm sẽ được nhà trường chuyển đến các tổ chức mái ấm cần sự hỗ trợ. Đây là hoạt động bổ ích, giúp các em không những học được cách quản lý chi tiêu khi đi mua sắm mà còn giúp các em hiểu rõ hơn về giá trị của sự cho đi. Chuyến đi “sử dụng đồng tiền thông minh” là hoạt động trải nghiệm thực tế tại siêu thị Go Mart, giúp các em học sinh được phát triển thêm nhiều kỹ năng hữu ích như cách cân đối chi tiêu đảm bảo vừa phù hợp với số tiền được giao vừa đáp ứng được nhu cầu, sở thích của bản thân.

Tổng kết

Bên trên là top 10 kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non nên rèn luyện từ sớm. VAS tin rằng việc giúp trẻ mầm non phát triển các kỹ năng xã hội là một phần quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách và tạo nền tảng cho tương lai của các em. Bên cạnh đó, nhà trường cũng hy vọng sẽ được đồng hành cùng ba mẹ nuôi dưỡng sự phát triển toàn diện cho những mầm non tương lai. Nếu các phụ huynh quan tâm đến hệ thống trường quốc tế Việt Úc (VAS), có thể liên hệ tại: www.vas.edu.vn - 0911 26 77 55.

Bài viết liên quan

3 dự án học sinh VAS lọt top 5 chương trình Thử thách & Triển lãm Idea Rethink Plastic Vietnam
08/11/2024

3 dự án học sinh VAS lọt top 5 chương trình Thử thách & Triển lãm Idea Rethink Plastic Vietnam

Chương trình Thử Thách và Triển Lãm IDEA do ReThink Plastic Vietnam hợp tác cùng Laiday Refill tổ chức, thu hút 38 dự án về chống ô nhiễm nhựa, đến từ các học sinh, sinh viên độ tuổi 8-25, đến từ các trường quốc tế, trường THPT và đại học tại TP.HCM.

Bài tập tư duy cho trẻ 5 tuổi: phát triển tư duy thông qua toán học
06/11/2024

Bài tập tư duy cho trẻ 5 tuổi: phát triển tư duy thông qua toán học

Phát triển tư duy cho trẻ ở giai đoạn 5 tuổi là một bước quan trọng trong hành trình học tập và trưởng thành của trẻ. Đây là độ tuổi mà trẻ rất tò mò và có khả năng tiếp thu mạnh mẽ từ những trải nghiệm mới. Do đó, việc áp dụng các bài tập tư duy phù hợp không chỉ kích thích sự phát triển trí tuệ mà còn giúp trẻ học hỏi thông qua các phương pháp giáo dục sáng tạo. Bài viết dưới đây của VAS sẽ cùng bạn khám phá các dạng bài tập tư duy cho trẻ 5 tuổi, nhằm xây dựng nền tảng tư duy logic vững chắc cho trẻ thông qua toán học.

Trường Quốc tế Việt Úc (VAS): Nơi ươm mầm những thế hệ kiến tạo
05/11/2024

Trường Quốc tế Việt Úc (VAS): Nơi ươm mầm những thế hệ kiến tạo

Trải qua 20 năm phát triển, Hệ thống Trường Quốc tế Việt Úc (Vietnam Australia International School – VAS) đã khẳng định vai trò nhà kiến tạo và vị thế hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục quốc tế song ngữ tại Việt Nam.

123