main logo
icon
icon
icon
  • Home
  • Tin tức
  • Những yếu tố ảnh hưởng tâm lý ở trẻ khi đến trường

Những yếu tố ảnh hưởng tâm lý ở trẻ khi đến trường

Bước vào môi trường học tập là một cột mốc lớn trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có thể dễ dàng thích nghi ngay từ những ngày đầu tiên. Tâm lý ở trẻ trong giai đoạn này đặc biệt nhạy cảm và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ gia đình đến trường lớp. Việc hiểu đúng, hiểu đủ về tâm lý của trẻ sẽ giúp phụ huynh đồng hành hiệu quả, giúp con không chỉ vượt qua nỗi sợ mà còn yêu thích việc đến trường.

Bài viết dưới đây, hãy cùng VAS tìm hiểu sâu hơn về những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ khi đến trường và cách giúp con thích nghi tích cực với môi trường học đường.

1. Tại sao tâm lý trẻ lại quan trọng khi bắt đầu hành trình đến trường?

Khác với người lớn, trẻ nhỏ chưa có đủ trải nghiệm để tự điều chỉnh cảm xúc hay vượt qua lo lắng khi đối mặt với môi trường mới. Tâm lý ở trẻ bất ổn trong giai đoạn đầu đi học khiến trẻ từ chối đến lớp và trực tiếp cản trở quá trình tiếp thu kiến thức, hình thành mối quan hệ và phát triển nhân cách.

Khi được chuẩn bị tốt về mặt tinh thần, trẻ sẽ dễ dàng hòa nhập, xây dựng được nền tảng cảm xúc tích cực để học tập hiệu quả. Ngược lại, nếu bỏ qua yếu tố tâm lý, phụ huynh có thể vô tình khiến trẻ đối diện với áp lực kéo dài và phát triển những hành vi tiêu cực trong tương lai.

Tâm lý vững vàng giúp trẻ học tập và phát triển toàn diện

Tâm lý vững vàng giúp trẻ học tập và phát triển toàn diện

2. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến tâm lý trẻ khi đến trường

Tâm lý ở trẻ không tự nhiên mà có, nó được hình thành từ sự tương tác giữa yếu tố nội tại và ngoại cảnh. Để giúp con thích nghi tốt, phụ huynh cần nhận diện rõ các nhóm tác nhân ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của trẻ.

2.1. Yếu tố chủ quan từ chính bản thân trẻ

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt với tính cách, khả năng thích nghi và mức độ độc lập khác nhau. Những trẻ hướng nội, ít giao tiếp hoặc có xu hướng bám mẹ thường dễ cảm thấy sợ hãi, lo lắng khi đến môi trường lạ.

Bên cạnh đó, những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ như từng bị tách khỏi cha mẹ đột ngột, thay đổi môi trường sống hay từng bị tổn thương cũng có thể tạo nên rào cản tâm lý khi trẻ đến trường.

2.2. Thay đổi môi trường

Đây là một trong những “cú sốc” lớn nhất với trẻ nhỏ. Khi phải rời khỏi vùng an toàn quen thuộc ở nhà, làm quen với lớp học đông người, nề nếp sinh hoạt mới, hay thậm chí cả đồng phục, món ăn lạ… vô tình khiến trẻ cảm thấy mất kiểm soát.

Mỗi yếu tố thay đổi, dù nhỏ, chung quy đều có thể tạo nên sự bất an trong tâm trí trẻ nếu không được chuẩn bị kỹ lưỡng.

2.3. Phương pháp giáo dục

Khi trẻ được học trong môi trường khuyến khích sự sáng tạo, tôn trọng cá tính và học sinh là trung tâm, các em sẽ cảm thấy an toàn để thể hiện bản thân và phát triển tư duy. Ngược lại, nếu phương pháp giáo dục quá cứng nhắc, đặt nặng thành tích hay so sánh học sinh với nhau, trẻ dễ bị tổn thương, tự ti và hình thành tâm lý lo âu mỗi khi đến lớp.

Cách dạy học phù hợp giúp trẻ tự tin và nâng cao khả năng sáng tạo

Cách dạy học phù hợp giúp trẻ tự tin và nâng cao khả năng sáng tạo

2.4. Mối quan hệ giữa thầy cô và bạn bè

Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với cách cư xử của những người xung quanh. Một ánh nhìn thân thiện, một cái ôm nhẹ nhàng từ cô giáo hay lời động viên kịp thời từ bạn bè có thể khiến trẻ cảm thấy được chào đón, từ đó hình thành cảm giác yêu thích trường lớp.

Ngược lại, nếu không được quan tâm, bị phớt lờ hoặc gặp phải xung đột với bạn bè, trẻ rất dễ thu mình, thậm chí hình thành nỗi sợ học đường.

Ở độ tuổi này, thầy cô chính là hình mẫu an toàn đầu tiên ngoài gia đình. Nếu giáo viên biết lắng nghe và đồng hành, trẻ sẽ dần học được cách chia sẻ và điều chỉnh cảm xúc của mình.

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ đang gặp vấn đề tâm lý khi đến trường

Sau khi đã hiểu những yếu tố tác động đến tâm lý, phụ huynh cần tinh tế nhận ra những dấu hiệu cho thấy con mình đang gặp khó khăn để kịp thời hỗ trợ. Những biểu hiện này có thể rất nhỏ, nhưng nếu quan sát kỹ, cha mẹ hoàn toàn có thể nhận ra.

Một số dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết vấn đề về tâm lý ở trẻ

Một số dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết vấn đề về tâm lý ở trẻ

3.1. Thay đổi về hành vi

Trẻ trở nên bướng bỉnh bất thường, né tránh giao tiếp, cáu gắt không rõ lý do hoặc im lặng kéo dài có thể là biểu hiện của sự bất an. Một số trẻ khác lại có xu hướng thu mình, sợ tiếp xúc người lạ hoặc luôn trong trạng thái cảnh giác.

3.2. Thay đổi về cảm xúc

Trẻ có thể hay buồn vô cớ, dễ khóc, mất hứng thú với những thứ từng yêu thích, hoặc tỏ ra lo lắng quá mức với các tình huống tưởng chừng rất đơn giản như: làm bài tập, đến trường, gặp thầy cô.

3.3. Biểu hiện về thể chất

Một số trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nhức đầu, mất ngủ… trước mỗi buổi đến lớp. Đây không phải là bệnh lý đơn thuần mà có thể là phản ứng cơ thể trước áp lực tâm lý.

3.4. Từ chối đi học

Nếu trẻ thường xuyên viện cớ để không đến trường như: đau bụng, buồn ngủ, hay sợ bị bạn bè trêu chọc… rất có thể con đang có nỗi sợ mà chưa thể diễn đạt bằng lời.

3.5. Giảm sút hứng thú học tập hoặc tham gia hoạt động

Từ một đứa trẻ hăng hái, thích kể chuyện lớp học, con bỗng trở nên trầm lặng, không muốn tham gia trò chơi hay các hoạt động ở trường, đây là một dấu hiệu báo động mà phụ huynh không nên bỏ qua.

>>> Xem thêm: Các dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị khủng hoảng tâm lý

4. Một số phương pháp hỗ trợ tâm lý ở trẻ khi đến trường

Khi nhận thấy trẻ đang gặp khó khăn về tâm lý, điều quan trọng nhất là phụ huynh không nên hoảng loạn hay ép buộc trẻ thay đổi ngay lập tức. Thay vào đó, hãy đồng hành và áp dụng những phương pháp khoa học để hỗ trợ trẻ ổn định cảm xúc, dần yêu thích việc đến lớp.

Đồng hành đúng cách là chìa khóa giúp trẻ vượt qua lo lắng

Đồng hành đúng cách là chìa khóa giúp trẻ vượt qua lo lắng

4.1. Giao tiếp thường xuyên và tuyệt đối không phán xét

Dành thời gian trò chuyện cùng trẻ mỗi ngày để hiểu tâm tư, cảm xúc của con là cách giúp trẻ cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng. Thay vì hỏi “hôm nay con học có ngoan không?”, hãy thử hỏi “hôm nay có điều gì làm con vui nhất?” – những câu hỏi mở sẽ giúp trẻ dễ chia sẻ hơn.

4.2. Tạo điều kiện để trẻ làm quen với môi trường học

Trước khi nhập học chính thức, phụ huynh có thể cho trẻ tham gia các buổi làm quen lớp, gặp gỡ thầy cô, bạn bè. Những trải nghiệm tuy nhỏ nhưng đáng kể phần nào giúp giảm bớt sự lo lắng khi bước vào lớp học chính thức.

4.3. Đồng hành với thầy cô và nhà trường

Phụ huynh nên giữ liên lạc chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để cập nhật tình hình học tập và tâm lý ở trẻ. Khi có dấu hiệu bất thường, thầy cô sẽ là người đầu tiên phát hiện và có hướng hỗ trợ phù hợp cùng gia đình.

4.4. Hỗ trợ chuyên môn nếu cần thiết

Với những trường hợp trẻ gặp vấn đề tâm lý kéo dài hoặc có biểu hiện căng thẳng nghiêm trọng, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý học đường hoặc bác sĩ tâm lý nhi để được tư vấn và can thiệp kịp thời.

>>> Xem thêm: Các giai đoạn khủng hoảng tâm lý ở trẻ mà ba mẹ cần đặt biệt quan tâm

5. Cùng VAS loại bỏ nỗi sợ tâm lý khi trẻ đến trường

Là hệ thống trường quốc tế hàng đầu tại TP.HCM với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, Trường Quốc tế Việt Úc (VAS) thấu hiểu sâu sắc những lo lắng tâm lý mà trẻ nhỏ có thể gặp phải trong những ngày đầu đến lớp. Với triết lý giáo dục “Be the best you can be” và sự đồng hành toàn diện từ đội ngũ giáo viên, chuyên gia tâm lý đến môi trường học tập, VAS không ngừng nỗ lực giúp trẻ vượt qua nỗi sợ và hứng khởi đón nhận mỗi ngày đến trường.

VAS tạo môi trường học tập an toàn cả thể chất lẫn tinh thần

VAS tạo môi trường học tập an toàn cả thể chất lẫn tinh thần

Dưới đây là những lời khuyên thiết thực mà VAS gửi đến quý phụ huynh để giúp con hình thành tâm lý tích cực, sẵn sàng bước vào giai đoạn học đường:

1. Kể chuyện và khơi gợi sự tò mò về trường học

Thay vì nhấn mạnh rằng “đi học là trách nhiệm”, phụ huynh hãy biến trường học thành một điều thú vị trong mắt trẻ. Kể cho con nghe những câu chuyện vui vẻ, hài hước hoặc những hoạt động hấp dẫn như đi dã ngoại, tham quan siêu thị, công viên nước… sẽ giúp trẻ háo hức muốn được trải nghiệm. VAS thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài trời kết hợp học và chơi tại môi trường học tập đa dạng, đầy màu sắc, giúp trẻ có ấn tượng đầu tiên thật vui vẻ và an toàn với trường lớp.

2. Rèn luyện thói quen sinh hoạt giống như ở trường

Tâm lý ổn định bắt đầu từ nhịp sinh học ổn định. Hãy tập cho con quen với giờ giấc đi học, ăn uống, nghỉ ngơi tương tự tại trường trước khi chính thức nhập học. Việc này không chỉ giúp trẻ thích nghi dễ dàng hơn mà còn làm giảm cảm giác bị “choáng” khi thay đổi thói quen. Quý phụ huynh có thể tham khảo trước thực đơn và sinh hoạt của trẻ tại VAS để chủ động hướng dẫn con làm quen ngay từ ở nhà.

3. Đưa con tham quan và làm quen với không gian học tập

Một trong những cách hiệu quả nhất để giảm lo lắng là giúp cho trẻ làm quen dần dần. Trước khi nhập học, ba mẹ nên đưa trẻ đến trường tham quan nhiều lần, từ lớp học, sân chơi đến nhà vệ sinh, để trẻ cảm thấy thân thuộc và an tâm hơn. Không gian học tập tại VAS được thiết kế hiện đại, an toàn, gần gũi với gam màu tươi sáng, hệ sinh thái cây xanh và khu vui chơi ngoài trời, tạo cảm giác như một ngôi nhà thứ hai đối với học sinh.

4. Chọn môi trường có đội ngũ giáo viên và bảo mẫu tận tâm

Thầy cô và bảo mẫu không chỉ là người dạy dỗ mà còn là “người bạn lớn” đồng hành cùng trẻ trong suốt thời gian ở trường. Tại VAS, toàn bộ đội ngũ được đào tạo chuyên sâu, am hiểu tâm lý trẻ nhỏ và luôn đặt sự quan tâm đến từng học sinh lên hàng đầu. Mỗi hành động, lời nói đều mang tính khích lệ, tạo động lực để trẻ hòa nhập tự nhiên và nhanh chóng vượt qua nỗi sợ xa nhà. Đồng thời, phụ huynh cũng được cập nhật thường xuyên tình hình của con tại lớp, từ đó dễ dàng phối hợp xử lý nếu có khó khăn phát sinh.

VAS – nơi bắt đầu hành trình học đường an toàn và hạnh phúc

Tâm lý ở trẻ ổn định là bước đệm quan trọng để trẻ phát triển toàn diện trong những năm tháng đầu đời. Với hệ sinh thái giáo dục toàn diện, không chỉ chú trọng học thuật mà còn quan tâm sâu sắc đến sức khỏe tinh thần, VAS cam kết sẽ là người đồng hành đáng tin cậy của mỗi gia đình trên hành trình nuôi dưỡng những thế hệ học sinh tự tin, độc lập và hạnh phúc.

Nếu bạn quan tâm đến chương trình giáo dục quốc tế tại tại VAS, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: + 0911 26 77 55 hoặc truy cập website www.vas.edu.vn để được đội ngũ tư vấn chi tiết nhất.

>>> Xem thêm:

>>> Tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính cho trẻ theo từng độ tuổi

>>> Khám phá top 9 trường mầm non quốc tế chất lượng nhất tại quận 10

Bài viết liên quan