main logo
icon
Messenger logo
phone calling icon
  • Home
  • Tin tức
  • Top 10 bí quyết giúp rèn luyện kỹ năng thuyết trìn...

Top 10 bí quyết giúp rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả

Top 10 bí quyết rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả 

Mục tiêu bài thuyết trình

Các em cần xác định đối tượng sẽ lắng nghe bài thuyết trình là ai, trình độ, sở thích và mục tiêu của họ như thế nào. Khi nắm rõ điều này, các em sẽ dễ dàng đặt mục tiêu cũng như lựa chọn nội dung phù hợp cho bài thuyết trình của mình. Xác định chủ đề và thông điệp mà mình mong muốn truyền tải, tránh trường hợp thuyết trình lan man và không có thông điệp rõ ràng.

Chuẩn bị tài liệu

Sau khi đã xác định mục tiêu của bài thuyết trình, bước quan trọng tiếp theo học sinh cần thực hiện là chuẩn bị tài liệu để xây dựng nội dung bài nói. Chuẩn bị nội dung càng chi tiết sẽ càng giúp các em tự tin hơn khi đứng trước đám đông, vì lúc này các em đã hiểu rõ nội dung mà mình chuẩn bị trình bày.

Trong quá trình chuẩn bị nội dung, các em nên cân nhắc chọn những nguồn đáng tin cậy để nghiên cứu sâu và xây dựng nội dung phù hợp, giúp thông điệp được truyền tải một cách logic và mạch lạc.

Tài liệu thuyết trình là một trong những yếu tố quan trọng giúp xây dựng nội dung bài nói

Tài liệu thuyết trình là một trong những yếu tố quan trọng giúp xây dựng nội dung bài nói

Sắp xếp nội dung

Khi đã có đủ tài liệu cần thiết, các em nên sắp xếp nội dung để thành một bài thuyết trình trọn vẹn. Các em nên đưa một vài thông tin quan trọng lên trước để dẫn dắt người nghe, sau đó phân bổ đều các thông tin quan trọng còn lại trong bài thuyết trình. Các em cần lưu ý yếu tố mạch lạc và hợp lý giữa các phần, tránh thuyết trình những nội dung không liên quan nhau, gây lan man cho người nghe.

Kết hợp ví dụ

Một trong những kỹ năng thuyết trình hiệu quả là lồng ghép các ví dụ thực tế hay những câu chuyện hài hước sẽ thu hút sự quan tâm của người nghe. Đồng thời, giúp người nghe luôn giữ trạng thái thoải mái và bài thuyết trình của các bạn cũng sẽ gây ấn tượng sâu sắc hơn.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể là một khả năng “thiên phú” mà bạn nên biết cách tận dụng trong suốt buổi thuyết trình. Những cử chỉ, động tác của tay và chân, ánh mắt hay cái gật đầu đều giúp khán giả đánh giá được sự chuyên nghiệp trong bài thuyết trình. Sự giao tiếp và kết nối bằng ánh mắt với người nghe còn giúp bài thuyết trình của bạn trở nên lôi cuốn và tăng độ thuyết phục hơn.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp và tránh thái quá

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp và tránh thái quá

Mở đầu và kết thúc thu hút

Một người có kỹ năng thuyết trình hiệu quả và chuyên nghiệp sẽ biết cách gây ấn tượng cho người nghe trong những phút đầu tiên khi mở màn bài nói. Và bài nói thu hút được người nghe theo dõi tiếp hay không chính là nhờ sự mở đầu ấn tượng này. Do đó, các bạn có thể lựa chọn các cách mở đầu bài nói như:

  • Kể một câu chuyện liên quan đến chủ đề sắp thuyết trình
  • Trích dẫn câu nói của những người nổi tiếng
  • Trích dẫn một trong những sự kiện đang HOT hiện tại có liên quan
  • Trình chiếu một video ngắn có chứa thông điệp mà bạn mong muốn truyền tải
  • Đặt câu hỏi liên quan để tương tác với khán giả

Nếu mở đầu bài thuyết trình đóng vai trò quan trọng thì khi kết thúc bài nói, các bạn nên tóm tắt và nhấn mạnh những điểm chính trong toàn bộ bài thuyết trình để giúp người nghe ghi nhớ lâu hơn thông điệp và nội dung mà bạn vừa trình bày.

Luyện tập trước gương

Nội dung tốt không có nghĩa là học sinh sẽ có một bài diễn thuyết thu hút. Để có được một bài thuyết trình chất lượng còn đòi hỏi các em luyện tập thường xuyên trước gương để trình bày một cách tự nhiên nhất có thể. Sự tự tin, lưu loát, ngôn ngữ cơ thể được sử dụng một cách vừa phải mới chính là yếu tố giúp các em đi vào lòng khán giả.

Trong quá trình rèn luyện, các em nên ghi âm giọng nói của mình để nghe lại nhằm khắc phục tình trạng mà nhiều người thường mắc phải là sử dụng các từ chèn thêm như “ừm”, “ờ”... đặc biệt là khi thuyết trình bằng tiếng Anh thì rất dễ gây nhầm lẫn cho người nghe vì “ờ” trong phiên âm tiếng Việt lại chính là mạo từ “a” trong tiếng Anh. Bên cạnh đó, khi ghi âm giọng nói còn giúp các em điều chỉnh tông giọng dễ dàng hơn. Nắm vững những câu cần lên giọng và xuống giọng để tạo điểm nhấn thu hút người nghe.

Rèn luyện sự tự tin

Tin tưởng vào năng lực của bản thân là một dạng kỹ năng quan trọng đối với học sinh, vì một người có đủ tự tin sẽ đạt được kết quả tốt trong học tập. Hơn nữa, người tự tin sẽ thường dấn thân trong cuộc sống nhiều hơn. Tự tin còn là tố chất giúp các em dễ dàng trở thành các nhà lãnh đạo trong tương lai.

Trong trường hợp các bạn cảm thấy hồi hộp và lo lắng, hãy thả lỏng cơ thể, hít thật sâu, bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn thoải mái và tự tin để có thể thuyết trình trước đám đông.

Rèn luyện sự tự tin, bản lĩnh làm chủ sân khấu cho trẻ

Rèn luyện sự tự tin, bản lĩnh làm chủ sân khấu cho trẻ

Tương tác với khán giả

Để rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả, không thể bỏ qua yếu tố tương tác với người nghe. Tương tác tốt chỉ có thể xảy ra khi các em hiểu rõ khán giả của mình là ai, họ cần gì, tại sao họ lại dành thời gian nghe bài thuyết trình này?... Khi trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp bạn gần gũi và dễ dàng kết nối hơn.

Để tương tác tốt, các bạn không thể thiếu kỹ năng “eyes contact” - tương tác bằng ánh mắt với khán giả bên dưới. Đồng thời, trong lúc thuyết trình, các bạn cũng nên khéo léo lồng ghép một vài câu hỏi để tương tác với khán giả, có thể là câu hỏi mở hoặc câu hỏi có/không.

Lắng nghe ý kiến, câu hỏi khán giả

Để bài thuyết trình hiệu quả, khi kết thúc bài thuyết trình nên có thêm phần câu hỏi tương tác để bạn có cơ hội lắng nghe ý kiến hay những lời nhận xét góp ý từ người nghe cũng như giải đáp thắc mắc, tăng tương tác với khán giả.

Xem thêm: Giáo dục kỹ năng cho học sinh

II. Những điều cần tránh để phát triển kỹ năng thuyết trình hiệu quả

  • Trang phục nên chỉn chu, phù hợp chủ đề thuyết trình, tránh lôi thôi
  • Ngắt nghỉ phù hợp, không nói dài dòng, lan man gây khó hiểu
  • Nên luyện tập trước khi thuyết trình
  • Không né tránh ánh mắt người nghe
  • Tránh slide quá nhiều chữ, lệ thuộc kịch bản
  • Tránh đứng yên một chỗ

III. VASers được rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả như thế nào?

Bên cạnh chương trình đào tạo chuẩn Cambridge đến từ Anh Quốc, trường quốc tế Việt Úc (VAS) còn chú trọng đào tạo các kỹ năng cần thiết cho học sinh, trong đó có kỹ năng thuyết trình hiệu quả, giúp các em dễ dàng hội nhập quốc tế trong tương lai.

VAS thường xuyên tổ chức sân chơi cho trẻ rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả

VAS thường xuyên tổ chức sân chơi cho trẻ rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả

Ngay từ khi còn ở Bậc mầm non cho đến THPT, trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi để giúp học sinh được bồi dưỡng cũng như có cơ hội thể hiện kỹ năng thuyết trình trước đám đông như:

  • Hùng biện tiếng Anh: sân chơi hữu ích giúp các em rèn luyện tiếng Anh và kỹ năng thuyết trình hiệu quả.
  • Các buổi thuyết trình theo chủ đề do nhà trường tổ chức như: "Tại sao Manchester City lại là câu lạc bộ bóng đá tốt nhất ở Anh?", "Kính viễn vọng không gian hồng ngoại", "Tại sao chơi game có thể tốt cho bạn?", "Thiên nhiên: Bảo vệ môi trường".
  • Hoạt động Lễ hội đa văn hóa đa quốc gia dành cho trẻ mầm non: trẻ tự tin làm chủ sân khấu và lưu loát khi sử dụng các ngôn ngữ như: Nhật, Hoa, tiếng Anh…
  • VASers vì cộng đồng: học sinh trình bày những ý tưởng sáng tạo để bảo vệ môi sinh và xã hội.
  • VAS Talks: giao lưu với diễn giả nhằm phát triển tư duy và học hỏi kinh nghiệm.

Để tìm hiểu thêm về phương pháp giảng dạy đang được áp dụng tại VAS và các chương trình, sân chơi bổ ích cho trẻ, quý phụ huynh có thể truy cập trực tiếp tại: www.vas.edu.vn hoặc hotline 0911267755 để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Bài viết liên quan