Top các kỹ năng sống cho trẻ mầm non và tiểu học tại các trường quốc tế
- Kỹ năng sống cho trẻ có thực sự quan trọng và cần thiết?
-
Những cách rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non
- 2.1 Áp dụng phương pháp “học mà chơi - chơi mà học”
- 2.2 Lồng ghép kỹ năng sống trong những hoạt động hàng ngày
- 2.3 Hướng dẫn kỹ năng sống qua truyện tranh, phim ảnh
- 2.4 Làm thế nào để dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học
- 2.5 Thông qua các công việc hàng ngày trong gia đình
- 2.6 Tạo cơ hội cho trẻ phát huy tiềm năng của bản thân
- 2.7 Thường xuyên tổ chức các hoạt động giải trí lành mạnh cho trẻ
1. Kỹ năng sống cho trẻ có thực sự quan trọng và cần thiết?
Hướng trẻ đến việc học hỏi các kỹ năng sống trong giai đoạn đầu đời là một điều cần thiết và cũng là trách nhiệm của phụ huynh phối hợp cùng nhà trường. Vì ngoài những kiến thức trên lớp, trẻ cần biết cách ứng xử và giải quyết các tình huống xảy ra bất ngờ khi có và không có người lớn bên cạnh. Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ sẽ giúp trẻ giữ bình tĩnh và tự tin đương đầu trước mọi thử thách sau này khi lớn lên.
Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ bình tĩnh, tự tin trước mọi thử thách
Tuy nhiên, để tìm được cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong giai đoạn này đòi hỏi sự kiên nhẫn và không ngại thất bại từ phía gia đình và nhà trường, bởi tính hiếu động của trẻ sẽ khiến trẻ khó mà tập trung để ghi nhớ và tiếp thu những gì người lớn truyền tải. Do đó, có vài điều chúng ta cần lưu ý khi áp dụng các phương pháp dạy kỹ năng sống trẻ:
- Ba mẹ nên thử đưa ra tình huống mà trẻ có thể sẽ gặp phải, gợi ý cho trẻ cách xử lý vấn đề để trẻ tự tư duy, quan sát và khám phá cũng như giải quyết vấn đề đó.
- Trong một số tình huống, ba mẹ nên trực tiếp thực hành xử lý tình huống và hướng dẫn lại cho trẻ một cách cụ thể. Vì việc dạy và học cần song song giữa lý thuyết và thực hành để trẻ có được trải nghiệm thực tiễn.
- Hướng dẫn và tạo điều kiện cho trẻ vận dụng các kỹ năng học được vào tình huống thực tế, từ đó trẻ sẽ tích lũy kinh nghiệm và vận dụng kinh nghiệm linh hoạt hơn trong các tình huống khác.
2. Những cách rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Áp dụng phương pháp “học mà chơi - chơi mà học”
Vui chơi giải trí là hoạt động diễn ra thường xuyên của trẻ, bởi tính hiếu động và hoạt bát, thích khám phá những điều mới mẻ xung quanh. Vì vậy, ba mẹ hãy vận dụng các trò chơi để tạo môi trường cho trẻ vận dụng khả năng tư duy, giải quyết các vấn đề. Ví dụ: hãy cùng trẻ dựng một vở kịch và cho bé tham gia các tính cách nhân vật khác nhau để trải nghiệm. Bằng phương pháp này, trẻ còn được phát huy khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú cũng như khả năng ngôn ngữ của bản thân, đây sẽ là bước đệm để trẻ tự tin giao tiếp với giáo viên, bạn bè khi đến trường.
Trẻ mầm non khi theo học tại VAS sẽ được phối hợp giữa 2 chương trình: giáo dục quốc gia (MOET) và Tiền tiểu học của Anh Quốc (Early Years Foundation Stage). Trong đó, trẻ không chỉ phát triển ngôn ngữ tiếng Việt mà còn có cơ hội phát triển kỹ năng nghe, nói, tiền đọc và tiền viết trong Anh ngữ (10 - 20 tiết/tuần) tùy vào độ tuổi của các bé. Hơn nữa, trẻ còn được tiếp xúc sớm với các khái niệm về Khoa Học, Công nghệ thông tin và Truyền Thông (ICT), Toán học thông qua các chương trình thí nghiệm khoa học dưới hình thức các trò chơi… mang đến sự hứng thú và kích thích khả năng tư duy, khám phá ở trẻ.
Trẻ học kỹ năng sống nhận biết dưới dạng các trò chơi tại VAS
Lồng ghép kỹ năng sống trong những hoạt động hàng ngày
Ở độ tuổi mầm non, những hoạt động thường nhật của trẻ là một vòng tuần hoàn được lặp đi lặp lại: ăn - ngủ - vui chơi. Do đó, để hướng dẫn kỹ năng sống cho trẻ mầm non, ba mẹ nên thay đổi các hoạt động này bằng cách đưa vào một số thói quen như: tập thể dục buổi sáng cùng ba mẹ, dọn dẹp sau khi chơi xong, ăn đúng giờ giấc,... những hoạt động này cần được lên lịch trình và rèn luyện mỗi ngày để trẻ đi vào nề nếp từ đó sẽ hình thành thói quen đúng giờ giấc cho trẻ.
Tùy vào hoàn cảnh từng gia đình mà phụ huynh có thể linh hoạt thay đổi hoạt động cho bé, việc này sẽ tạo ra không ít tình huống phát sinh mới để trẻ thực hành các kỹ năng học được.
Hướng dẫn kỹ năng sống qua truyện tranh, phim ảnh
Truyện tranh và những bộ phim hoạt hình dành cho lứa tuổi mầm non chứa đựng những nội dung tích cực, hình ảnh nhân văn, ngộ nghĩnh,... sẽ là công cụ tuyệt vời để trẻ lĩnh hội những kỹ năng sống một cách sâu sắc cũng như các cách ứng xử phù hợp, khôn khéo trước mọi tình huống.
Làm thế nào để dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học
Ở giai đoạn tiểu học, trẻ cần phát triển các kỹ năng nhận thức về bản thân, gia đình và xã hội để hình thành thái độ sống tích cực và lành mạnh. Ngoài thời gian học trên lớp, phụ huynh cũng cần giúp trẻ phát huy các kỹ năng này bằng cách:
Thông qua các công việc hàng ngày trong gia đình
Cùng trẻ tham gia các việc thường ngày trong nhà như: nấu ăn, trồng cây, dọn dẹp nhà cửa, tắm cho thú cưng, v.v… sẽ giúp trẻ dần học được kỹ năng sống tự lập. Ngoài ra, trong cách giao tiếp của phụ huynh với các mối quan hệ xung quanh cũng nên để chú trọng vì trẻ sẽ lắng nghe và bắt chước theo. Nói cách khác, trẻ chính là tấm gương sẽ phản chiếu lại hình ảnh của những người mà trẻ gần gũi tiếp xúc, vì vậy hãy hướng dẫn và điều chỉnh khi trẻ có những suy nghĩ và hành động chưa phù hợp với hoàn cảnh.
Tạo cơ hội cho trẻ phát huy tiềm năng của bản thân
Đối với những trẻ có tính cách rụt rè, ba mẹ nên tạo nhiều cơ hội để trẻ được nói lên ý kiến cá nhân và suy nghĩ của bản thân, cho dù những điều ấy ngây ngô khó hiểu nhưng đó là cách tốt nhất để trẻ thể hiện chính mình và là cơ hội để ba mẹ có thể chỉ dạy, uốn nắn cho trẻ.
Bên cạnh đó, hãy khuyến khích trẻ tham gia nhiều trò chơi mang tính tập thể cùng gia đình, nhà trường hay trong khu phố tổ chức. Thông qua các trò chơi này, trẻ sẽ tự tin giao tiếp hơn và giúp trẻ dễ dàng làm quen với môi trường mới, kết bạn hoặc rộng hơn là diễn giải các vấn đề trước đám đông.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động giải trí lành mạnh cho trẻ
Dẫn trẻ đến những địa danh nổi tiếng, tham quan các danh lam thắng cảnh hay một làng nghề cụ thể, tổ chức các chuyến dã ngoại cho trẻ cùng gia đình hoặc nhà trường là các hoạt động giải trí rất bổ ích và thiết thực cho trẻ. Các bé vừa có được trải nghiệm thú vị, cũng vừa học hỏi được những kiến thức xã hội mới.
Trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa tại VAS
Tại VAS, các hoạt động dã ngoại khám phá này được thường xuyên được tổ chức đa dạng, giúp trẻ có thể cân bằng giữa học tập và vui chơi. Riêng khối mầm non và tiểu học, nhà trường tổ chức 03 chuyến dã ngoại trong ngày, nhằm giúp trẻ:
- Gần gũi với thiên nhiên, hệ sinh thái biển cả, đồng bằng và đồi núi
- Chinh phục các trò chơi đội nhóm, vượt qua giới hạn bản thân
- Nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường
- Khám phá nền văn hóa dân tộc đầy màu sắc
- Vun đắp tình thầy trò, tình bạn bè, lưu dấu những kỷ niệm đáng nhớ
Qua những thông tin trên có thể khẳng định việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non và tiểu học là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự
kết hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và nhà trường. Vì vậy, ba mẹ hãy tìm hiểu và chọn cho con môi trường học tập với định hướng đặt trẻ làm trung tâm, đồng thời chương trình học tập và ngoại khoá đa dạng với nhiều hoạt động xây dựng kỹ năng sống phù hợp lứa tuổi của trẻ.
Để tìm hiểu thêm về chương trình học, các chương trình ngoại khóa dành cho bậc học mầm non và tiểu học tại trường Quốc tế Việt Úc - VAS, ba mẹ có thể liên hệ tại: www.vas.edu.vn - ☎ 0911 26 77 55
>>> Xem thêm: