main logo
Messenger logo
phone calling icon
  • Home
  • Tin tức
  • Cách dạy trẻ khi không nghe lời ở lứa tuổi mầm non

Cách dạy trẻ khi không nghe lời ở lứa tuổi mầm non

I. Tại sao trẻ mầm non thường bướng bỉnh, không nghe lời

Khi gặp trường hợp trẻ không nghe lời, vấn đề đầu tiên mà phụ huynh cần tìm hiểu là nguyên nhân thay vì giải pháp. Đây có thể là chìa khoá, là điểm mấu chốt giúp phụ huynh sử dụng phương pháp tiếp cận con trẻ hợp lý hơn. Một số nguyên nhân trẻ mầm non không nghe lời thường gặp bao gồm:

1. Trẻ được nuông chiều

Đôi khi nguyên nhân làm cho trẻ không nghe lời không chỉ xuất phát từ bản thân con trẻ. Trẻ được bố mẹ, ông bà, người thân nuông chiều quá mức là một ví dụ điển hình. Đây là một thực trạng mà rất nhiều bố mẹ trẻ lần đầu làm cha mẹ hay gặp phải. Điều này chỉ đơn thuần xuất phát từ tình yêu thương, quan tâm chăm sóc của cha mẹ. Tuy nhiên, bố mẹ cần quan tâm, chiều chuộng con có chừng mực, có giới hạn nhất định, tránh tạo cho con có cảm giác ỷ lại. Việc đáp ứng tất cả những đòi hỏi, mong muốn của con trẻ hết lần này đến lần khác vô hình chung tạo cho con trẻ lối suy nghĩ cứ yêu cầu là sẽ được đáp ứng. Nhiều bố mẹ vì thấy con vòi vĩnh, ăn vạ thì dù ban đầu không muốn nhưng vì thấy phiền, muốn đáp ứng cho con ngay để qua chuyện.

Phụ huynh không nên nuông chiều con quá mức

2. Đặt quá nhiều áp lực cho con cái

Cha mẹ nào cũng mong muốn những điều tốt nhất cho con trẻ. Tuy nhiên, những điều mà cha mẹ nghĩ là tốt cho con trẻ đôi khi không phải những gì trẻ cần hay trẻ muốn. Trẻ mầm non, tuy nhỏ nhưng cũng dần hình thành cho bản thân những mong muốn, sở thích cá nhân. Việc đặt kỳ vọng quá nhiều, vượt xa năng lực của trẻ nhỏ hoặc thậm chí là đặt kỳ vọng không phù hợp ở lứa tuổi trẻ nhỏ làm cho trẻ không thực hiện được, hoặc không muốn thực hiện theo yêu cầu của bố mẹ. Nhiều bố mẹ hiện nay vì sợ con mình không bằng bạn bè khi vào lớp 1 nên đã gửi con trẻ đến các lớp học thêm để học đánh vần, học làm toán từ độ tuổi rất sớm. Không những thế, thay vì trẻ mầm non có nhiều thời gian để vui chơi, tham gia vào các hoạt động phù hợp với lứa tuổi thì các em lại có những giờ học văn hoá bài bản trong ngày như các anh chị lớn. Điều này không chỉ tác động đến quá trình phát triển tự nhiên của con trẻ mà đôi khi gây ra nhiều chướng ngại tâm lý cho con trẻ.

3. Môi trường xung quanh

Sự hình thành và phát triển tính cách của con người không chỉ là do bẩm sinh, di truyền mà còn bị tác động bởi quá trình sinh trưởng và phát triển, bởi môi trường xung quanh. Do đó, môi trường xung quanh cũng có thể gây ra những biểu hiện không nghe lời của con trẻ:

- Con trẻ có xu hướng bắt chước thái độ, hành vi, biểu hiện của cha mẹ, người thân trong gia đình, những người xung quanh và làm theo. Do đó, sẽ thật khó để bố mẹ có thể đòi hỏi con trẻ ngoan ngoãn, vâng lời, lễ phép,… khi mà bố mẹ không thể hiện được điều đó. Việc không làm gương sẽ khiến con trẻ bướng bỉnh, thường xuyên chống đối, thậm chí có những biểu hiện phản kháng, chống trả.

- Môi trường sinh sống, học tập, bạn bè, trường học xung quanh cũng có thể khiến trẻ không nghe lời. Môi trường thân thiện, chan hoà sẽ giúp trẻ bồi dưỡng nhiều giá trị tích cực, phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho con trẻ. Do đó, khi lựa chọn trường học cho con trẻ, dù ở lứa tuổi nào, cấp học nào, môi trường học tập là yếu tố quan trọng cần cân nhắc.

Môi trường thân thiện giúp trẻ phát triển theo chiều hướng tích cực

II. Quan điểm của VAS trong việc nuôi dạy trẻ

Trường quốc tế Việt Úc (VAS) là môi trường giáo dục, đào tạo và chắp cánh bay cao, bay xa cho nhiều thế hệ học sinh. Với kinh nghiệm hơn 19 năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đồng hành hơn 8000 em học sinh (không chỉ ở lứa tuổi mầm non) trên hành trình chinh phục tri thức, VAS hiểu rõ đâu là cách dạy trẻ khi không nghe lời hiệu quả, phù hợp với tâm lý trẻ nhỏ.

Tại hệ thống các trường của VAS, tình yêu thương, sự quan tâm vỗ về và chăm sóc là triết lý, phương pháp được nhà trường áp dụng để nuôi dạy trẻ, kể cả khi trẻ không hợp tác, bướng bỉnh. VAS quan niệm, luôn có những câu chuyện đằng sau sự không hợp tác, không vâng lời của con trẻ. Do đó, VAS và đội ngũ thầy cô của nhà trường luôn mong muốn dùng tình yêu thương để quan tâm con trẻ và lan tỏa tình yêu thương này cho các con. Phương pháp này không chỉ giúp kịp thời kìm hãm những trạng thái cảm xúc do chưa biết cách tiết chế của con trẻ mà còn giúp các con duy trì trạng thái sức khỏe tinh thần tốt đẹp, tích cực.

Đồng hành cùng VAS là đội ngũ thầy cô giàu kinh nghiệm trong việc chăm sóc con trẻ. Được biết, để tham gia giảng dạy tại trường, ngoài bằng cấp liên quan là yếu tố bắt buộc, các thầy cô còn phải có những phẩm chất như yêu thương, quan tâm con trẻ, tận tình chăm sóc. Bên cạnh đó, cách thầy cô kết nối với các em, tổ chức xây dựng lớp học là yếu tố quan trọng để đồng hành cùng nhiều thế hệ học sinh tại trường.

II. Cách dạy trẻ khi không nghe lời tại VAS

Nuôi dạy trẻ là cả một quá trình theo dõi, chăm sóc, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con trẻ. Do đó, những biểu hiện không nghe lời là một phần tất yếu trong quá trình trưởng thành của con trẻ. Sau đây là top những cách dạy trẻ khi không nghe lời được áp dụng tại nhà trường:

1. Cố gắng lắng nghe

Giao tiếp là một hoạt động cơ bản trong đời sống hằng ngày, đòi hỏi sự lắng nghe và tương tác hai chiều. Do đó, để con trẻ có thể lắng nghe thì bố mẹ, thầy cô cũng cần lắng nghe lời nói, suy nghĩ, mong muốn của con trẻ nhiều hơn. Nhất là đối với những bé 3-4 tuổi, khả năng ngôn ngữ còn hạn chế. Việc cung cấp quá nhiều thông tin cho con trẻ không mang tính hiệu quả cao, trái lại còn gây nhiều khó khăn cho con trẻ, làm cho trẻ bị lúng túng. Tại VAS, với ưu điểm lớp học nhỏ, sĩ số chỉ từ 20-25 em, các thầy cô dễ dàng quan tâm chăm sóc, theo dõi cũng như hỗ trợ kịp thời cho con trẻ:

- Các thầy cô sử dụng những từ ngữ gần gũi, đơn giản, các câu ngắn gọn để trẻ dễ ghi nhớ, dễ hiểu.

- Khi giao tiếp và trò chuyện với trẻ, các thầy cô nói chậm rãi để trẻ có thể kịp thời thu nhận thông tin.

Bên cạnh đó, đối với những trẻ tương đối rụt rè, ngại giao tiếp thì các thầy cô cũng kiên nhẫn, chủ động sử dụng phương pháp tiếp cận phù hợp.

Thầy cô VAS rất yêu thương trẻ nhỏ

2. Không ép buộc các con

Ép buộc con trẻ chưa bao giờ là cách dạy trẻ khi không nghe lời được áp dụng tại VAS. Việc ép buộc con trẻ không giúp bố mẹ, thầy cô đạt được kết quả mong muốn mà chỉ làm cho tình huống trở nên tệ hơn. Con trẻ sẽ ngày càng có thái độ phản kháng, chống đối gay gắt với lời nói của bố mẹ. Do đó, tại VAS, con trẻ luôn được tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện những hoạt động mà mình mong muốn, không bị ép buộc vào một lộ trình cụ thể nào đó. Các con là trung tâm của hoạt động học tập, vui chơi, giải trí, các thầy cô sẽ đóng vai trò là người dẫn dắt, hỗ trợ, định hướng cho các con. Nhiều hoạt động thú vị, sinh động và không kém phần bổ ích cho con trẻ tại VAS như:

- Các hoạt động vừa học vừa chơi, giúp quá trình tiếp thu, học hỏi của trẻ không quá khô cứng.

- Các hoạt động trau dồi kỹ năng sống cơ bản cho trẻ mầm non (kỹ năng tự chăm sóc, lễ phép, chào hỏi ông bà, khả năng thể chất…)

Các hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế cho trẻ nhỏ.

3. Cho con được lựa chọn

Những trẻ nhỏ không nghe lời thường bộc lộ cá tính mạnh mẽ từ sớm. Đối với những bé như thế này, không phải bố mẹ hay thầy cô yêu cầu gì thì các em sẽ làm theo. Trái lại, các em có xu hướng chỉ làm theo khi các em thật sự thích và mong muốn. Vì vậy, trong tình huống này, việc trao quyền lựa chọn cho con trẻ là giải pháp phù hợp hơn so với việc áp đặt con trẻ vào một lựa chọn duy nhất.

Chẳng hạn, một vài trẻ khi đến giờ ăn thì nhất quyết không ăn cơm hoặc là ăn rất chậm. Thay vì lớn tiếng quát mắng con thì bố mẹ hãy cho con quyền được lựa chọn: ăn xong bữa và sẽ đi chơi công viên hoặc ăn muộn và ở nhà, không được đi đâu cả. Quyền được lựa chọn còn giúp con trẻ cảm thấy hài lòng, thoả mãn hơn với quyết định của mình.

4. Trò chuyện cùng con

Hiểu rõ được tư tưởng, suy nghĩ của trẻ nhỏ không giống với người lớn, các thầy cô VAS thường xuyên trò chuyện cùng con trẻ để biết được các em đang suy nghĩ những gì, mong muốn ra sao. Trò chuyện cùng con trẻ giúp phụ huynh, thầy cô hiểu rõ được trẻ đang gặp những vướng mắc nào, nguyên nhân nào làm trẻ không nghe lời. Bên cạnh đó, bố mẹ còn hiểu rõ hơn và thắt chặt sự gắn kết, tương tác với con cái.

Tại VAS, ngoài trò chuyện để hiểu con trẻ, các thầy cô phụ trách còn trực tiếp trao đổi quá trình phát triển của trẻ với phụ huynh để bố mẹ có thể nắm bắt, cập nhật, cũng như hỗ trợ nhà trường trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Trò chuyện để thêm hiểu hơn về con trẻ

5. Tạo môi trường học tập vui vẻ

Môi trường học tập, sinh hoạt có tác động không hề nhỏ đối với sự phát triển, hoàn thiện về nhận thức, tính cách của con trẻ. Môi trường học tập thân thiện, chan hòa giúp các em bồi dưỡng nhiều giá trị tích cực, góp phần hoàn thiện tư tưởng, tri thức, tính cách của trẻ nhỏ. Môi trường học tập, các thầy cô tại VAS tạo ra bầu không khí gần gũi cho con trẻ trên nhiều khía cạnh như:

- Số lượng học sinh ít ở mỗi lớp giúp các em dễ dàng trò chuyện, tương tác và kết nối với thầy cô, bạn bè xung quanh, nhất là những em tương đối rụt rè.

- Lớp học được trang trí sinh động, bắt mắt, phù hợp với tâm lý trẻ nhỏ. Ngoài ra, VAS cũng thiết kế các không gian xanh rộng rãi, thoáng mát, giúp trẻ có môi trường học tập, vui chơi thoải mái.

- Áp dụng mô hình học tập đa hoạt động, chú trọng vào những trải nghiệm thực tế của con trẻ, vừa chơi vừa học.

Bên cạnh đó, những bữa ăn ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng cũng góp phần giúp trẻ nhỏ có những trải nghiệm vui vẻ tại trường.

 

VAS - Môi trường học tập thân thiện

6. Khen thưởng con trẻ

Một trong những cách dạy trẻ khi không nghe lời để trẻ trở nên hợp tác hơn là sử dụng những lời khen, những lời động viên với con trẻ. Những lời hay, ý tốt đôi khi là một phần thưởng với con trẻ, giúp các con cảm thấy vui vẻ hơn và có động lực để làm theo những yêu cầu của bố mẹ. Do đó, bố mẹ nên sử dụng lời nói mang tính chất động viên nhiều hơn với con trẻ. Điều này sẽ khơi gợi tinh thần, giúp trẻ dần hình thành suy nghĩ “ngoan ngoãn sẽ được bố mẹ thương, bố mẹ khen”. Bên cạnh đó, các phần thưởng, món đồ chơi kèm theo cũng là một dạng động lực, giúp trẻ tự ý thức cố gắng để nhận được những món quà từ bố mẹ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng cần có giới hạn nhất định, tránh để các con hình thành tư tưởng phải nhận được món quà gì đó thì mới làm. VAS thường xuyên tổ chức các hoạt động “truyền lửa” cho trẻ mầm non:

- Hoạt động “I can do it - Con làm được” giúp các em không những phát triển thêm kỹ năng mà còn thêm tự tin vào bản thân mình hơn.

- Hoạt động tổng kết, khen thưởng cuối năm cho các em mầm non.

Dạy trẻ bằng tình yêu thương tại VAS

Mỗi cách dạy trẻ khi không nghe lời đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, VAS luôn tin rằng môi trường học tập thân thiện, tình yêu thương chân thành luôn là phương pháp hiệu quả nhất. Do đó, đây là cách tiếp cận đối với trẻ mầm non được nhà trường áp dụng xuyên suốt 19 năm qua. Khi cho con trẻ học tập tại VAS, môi trường học tập thân thiện, văn minh, ngập tràn tình yêu thương và quan tâm chăm sóc là điều chắc chắn. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin chi tiết về môi trường học tập tại VAS cũng như đăng ký tham quan, trải nghiệm thực tế tại trường, mời Quý phụ huynh và các bạn học sinh liên hệ tại: www.vas.edu.vn - 0911 26 77 55.

>>> xem thêm: 10 cách hướng nghiệp cho học sinh THPT chọn đứng ngành nghề

Bài viết liên quan