main logo
Messenger logo
phone calling icon
  • Home
  • Tin tức
  • 10 cách hướng nghiệp cho học sinh THPT chọn đúng n...

10 cách hướng nghiệp cho học sinh THPT chọn đúng ngành đúng nghề

I. Vì sao nên hướng nghiệp cho học sinh THPT?

Nền giáo dục ở các quốc gia phát triển đã sớm quan tâm đến vấn đề hướng nghiệp cho học sinh THPT, thậm chí là có chương trình chính thức và ngoại khóa dành riêng cho vấn đề này. Do đó, học sinh ở các nước phát triển có cơ hội tìm hiểu nghề nghiệp phù hợp với bản thân ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, ở Việt Nam trong những năm gần đây mới bắt đầu chú trọng việc hướng nghiệp cho các em học sinh.

Việc hướng nghiệp sớm sẽ giúp mang lại những lợi ích như:

Đối với học sinh:

- Hướng nghiệp cho học sinh THPT ngay từ sớm sẽ giúp các em dễ dàng xác định lộ trình học tập rõ ràng hơn.

- Phát huy tối đa điểm mạnh và năng lực bản thân, tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến trong học tập và công việc.

- Tiết kiệm thời gian và tiền bạc để đầu tư đúng chỗ hơn.

- Các em tự tin lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp lớp 12 hoặc sau Đại học.

- Dễ dàng thành công trong tương lai do chọn đúng ngành nghề.

Hướng nghiệp sớm giúp học sinh dễ dàng lên kế hoạch học tập để đạt kết quả tốt

Hướng nghiệp sớm giúp học sinh dễ dàng lên kế hoạch học tập để đạt kết quả tốt

Đối với các đơn vị doanh nghiệp:

- Chất xám được đầu tư và khai thác hiệu quả trong từng ngách công việc, từng phòng ban trong công ty.

- Tuyển dụng được nhiều lao động có chuyên môn.

- Tránh tình trạng thiếu hụt nhân lực và sự chênh lệch nhân lực giữa các ngành nghề.

- Giảm thiểu tối đa tình trạng nghỉ việc do nhân viên cảm thấy công việc không phù hợp với bản thân.

Đối với xã hội:

- Giúp cân bằng thị trường lao động tại Việt Nam, giảm tình trạng mất cân đối nhân lực.

- Tránh được tình trạng khan hiếm hoặc thừa nhân lực trong các ngành nghề hot.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống.

II. Thời điểm nào phù hợp để hướng nghiệp cho học sinh THPT?

Hiện nay, nhiều bạn trẻ quan niệm rằng định hướng nghề nghiệp tốt nhất là giai đoạn cấp 3 vì đây là cấp học cuối cùng trong chương trình đào tạo phổ thông quốc gia. Hơn nữa, ở giai đoạn này, học sinh đã dần trưởng thành hơn, biết nhìn nhận và đánh giá năng lực cũng như những sở trường, năng khiếu của bản thân. Chính vì thế, gia đình và nhà trường sẽ dễ dàng tư vấn, đưa ra lời khuyên giúp các em chọn được ngành nghề phù hợp trong tương lai.

Bên cạnh đó, ở giai đoạn Trung học phổ thông, các em cũng đã bắt đầu quan tâm về tương lai hơn thông qua việc nghe ngóng thông tin từ báo đài, tivi, hay từ những người quen về các ngành nghề trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, một số trường còn đẩy mạnh việc hướng nghiệp cho học sinh bằng nhiều hình thức như:

- Tổ chức tư vấn, hướng dẫn học sinh làm hồ sơ xét tuyển ĐH.

- Cập nhật thông tin thường xuyên liên quan đến vấn đề tuyển sinh cho học sinh nắm bắt.

- Tổ chức các buổi ngoại khóa hướng nghiệp như: đi tham quan nhà máy, đi thăm nông trại… để giúp học sinh có cái nhìn về ngành nghề thực tế hơn.

Tuy nói giai đoạn cấp 3 là thời điểm mà nhiều bạn trẻ quan tâm đến vấn đề hướng nghiệp, nhưng thực tế cho thấy: không có bất kỳ cột mốc chính xác nào là thời điểm “vàng” để tư vấn hướng nghiệp. Vì việc hướng nghiệp cho học sinh THPT càng được chú trọng và đầu tư càng sớm, kết quả gặt hái sẽ tốt hơn so với những bạn không có sự chuẩn bị trước đó.

Hướng nghiệp cho học sinh càng sớm càng tốt

Hướng nghiệp cho học sinh càng sớm càng tốt

III. 10 bước giúp hướng nghiệp cho học sinh THPT chọn đúng ngành nghề

1. Thấu hiểu bản thân

Một trong những bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc lựa chọn nghề nghiệp là bạn phải xác định rõ điểm mạnh của bản thân. Vì chỉ khi bạn thấu hiểu bản thân có những điểm mạnh gì thì từ đó mới tìm được câu trả lời cho câu hỏi: tôi nên chọn nghề gì trong tương lai.

Điểm mạnh của bạn sẽ giúp xác định được nhóm ngành phù hợp, bởi mỗi nhóm ngành nghề sẽ có một số đặc trưng và thích hợp với những tính cách nhất định. Từ đó, bạn mới dễ dàng đi sâu vào tìm hiểu nghề nghiệp phù hợp nhất.

Vậy làm sao để biết được điểm mạnh của mình? Câu trả lời đầu tiên nên đến từ chính bản thân mỗi người, nghĩa là bạn có thể tự đánh giá. Ngoài ra, bạn có thể nhờ những người thân xung quanh góp ý cho bạn hoặc làm bài Test trên mạng. Dựa trên những cơ sở này bạn sẽ biết điểm mạnh của mình là gì để từ đó xác định được nghề nghiệp trong tương lai.

2. Sở thích và niềm đam mê của bạn là gì?

Ngoài điểm mạnh của bản thân như vừa nêu trên, việc xác định sở thích cũng quan trọng không kém. Vì cho dù làm bất cứ ngành nghề nào, yếu tố “yêu thích” sẽ giúp bạn gắn bó lâu dài với những gì mà mình đã chọn.

Trong suốt giai đoạn phát triển từ lúc bé cho đến khi bạn chạm ngưỡng THPT, chắc chắn sẽ luôn có một sở thích hay niềm đam mê nào đó luôn rực cháy bên trong bạn. Ví dụ như: có người yêu thích nghệ thuật hội họa, có bạn sẽ yêu thích việc nghiên cứu, có bạn lại thích khám phá thực vật… chính những đam mê này sẽ là “kim chỉ nam” cho việc chọn lựa nghề nghiệp của bạn được chuẩn xác hơn.

Hiện nay, cũng có không ít trường THPT đã thành lập nhiều câu lạc bộ chuyên sâu trong các lĩnh vực để giúp học sinh có môi trường phát triển sở thích và khám phá bản thân nhiều hơn. Sự phát triển giáo dục này đã giúp nhiều học sinh sớm tiến gần hơn với nghề nghiệp tương lai và nhanh chóng đạt được thành công sau khi rời khỏi ghế nhà trường.

Sở thích và niềm đam mê sẽ giúp học sinh dễ dàng chọn ngành nghề thích hợp

Sở thích và niềm đam mê sẽ giúp học sinh dễ dàng chọn ngành nghề thích hợp

3. Xác định điều kiện bản thân có phù hợp ngành nghề không

3.1. Điều kiện gia đình

Bên cạnh việc đối mặt với việc lựa chọn ngành nghề, kinh tế gia đình cũng là một nỗi lo khác của nhiều bạn trẻ. Do đó, bạn cần cân nhắc điều kiện tài chính một cách nghiêm túc để lựa chọn trường Cao đẳng/Đại học cho phù hợp. Nếu gia đình có điều kiện, bạn có thể đăng ký vào trường quốc tế để trải nghiệm các phương pháp giáo dục chất lượng cao liên kết với nước ngoài.

3.2. Điều kiện bản thân

Sau khi đã xác định các yếu tố trên, bạn cần xác định thêm yếu tố bản thân, nghĩa là năng lực và tính cách bản thân của bạn liệu có phù hợp với môi trường mà bạn đã chọn hay không. Ví dụ: bạn có sở thích đi đến những nơi an tĩnh, tính cách hướng nội, học lực giỏi… thì sẽ không thể nào làm những công việc mang tính chất hướng ngoại như hướng dẫn viên du lịch hoạt ngôn, MC hay các ngành đòi hỏi sự sáng tạo và xê dịch nhiều nơi mà trái lại, những ngành như nhân viên văn phòng, kiểm toán… sẽ phù hợp với bạn hơn.

Ngoài ra, yếu tố sức khỏe cũng nên được cân nhắc, nếu bạn đam mê trở thành Công an, học lực và hạnh kiểm của bạn rất tốt nhưng bạn lại có tiền sử bệnh tim thì nên lựa chọn cho mình một định hướng khác.

4. Xác định phát triển xu hướng nhân lực trong tương lai

Người thành công là người biết nhìn xa trông rộng, do đó khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn hãy dành thời gian tìm hiểu về ngành mình đã chọn để tránh tình trạng thừa nhân lực trong tương lai. Đồng thời, các bạn cũng nên hạn chế lựa chọn những ngành được dự báo là sẽ hot trong vài năm tới vì sẽ có nhiều người có cùng suy nghĩ với bạn. Việcchạy đua theo các ngành nghề hot sẽ dẫn đến tình trạng ra trường khó xin việc do tỷ lệ cạnh tranh việc làm cao.

Vì vậy, để xác định được xu hướng nghề nghiệp trong thời gian tới, bạn cần biết cách tổng hợp thông tin và đánh giá khách quan từ các cơ quan dự báo uy tín, có căn cứ và số liệu rõ ràng, chính xác nhất.

5. Tìm hiểu về ngành, nghề mình sẽ chọn

Sau khi nắm bắt được xu hướng chung của thị trường việc làm, bạn cần quan tâm đến những tin tức liên quan đến ngành nghề mà mình đã chọn thông qua internet hoặc các diễn đàn, bao gồm: xu hướng phát triển, tỉ lệ cạnh tranh, thu nhập bình quân… để tránh tình trạng lựa chọn những ngành nghề có xu hướng bão hòa hay có nguy cơ biến mất trong tương lai.

Dành thời gian tìm hiểu về xu hướng phát triển của ngành mình sẽ chọn

Dành thời gian tìm hiểu về xu hướng phát triển của ngành mình sẽ chọn

Hiện nay, có không ít trường ĐH ra đời những ngành gần giống nhau, gây bối rối cho học sinh, sinh viên trong việc lựa chọn ngành học. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ các ngách trong chuyên ngành mình chọn sẽ giúp bạn có một hướng đi đúng đắn.

Dưới đây là một số câu hỏi sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin ngành nghề sâu hơn:

- Tên nghề bạn chọn và ngành liên quan trong cùng một lĩnh vực.

- Nhu cầu nhân sự của ngành này trên thị trường.

- Những kỹ năng, phẩm chất nào cần có để theo nghề.

- Mục tiêu nghề này là gì.

- Đơn vị, tổ chức nào đang đào tạo ngành này, thời gian, chi phí.

- Đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức nào sẽ nhận học viên ngành này.

- Bạn đang có những tố chất, kỹ năng nào phù hợp với nghề.

6. Xây dựng hồ sơ học tập đáp ứng yêu cầu của trường Đại học / ngành học

Sau khi đã xác định nghề nghiệp theo đuổi lâu dài, các bạn học sinh THPT cần lên kế hoạch học tập sát sao và chi tiết để đạt được kết quả tốt nhất. Đồng thời, đừng bỏ lỡ các buổi tham gia hoạt động xã hội, ngoại khóa hay các cuộc thi tài năng nhằm tích lũy thêm kinh nghiệm và kiến thức cho bản thân cũng như “tô điểm” thêm cho hồ sơ học tập của bạn trông thật nổi bật, đáp ứng các tiêu chuẩn đầu vào của trường hoặc ngành nghề mà mình lựa chọn.

Ví dụ: nếu bạn đã định hướng ngành Kiến trúc sư, ngoài việc cố gắng đạt thành tích cao trong các môn chính khóa, bạn nên dành thời gian để học vẽ, tham gia các cuộc thi vẽ tranh,... để có thêm kinh nghiệm thực tế và có nhiều cơ hội cạnh tranh hơn với các thí sinh ứng tuyển khác.

7. Tự trải nghiệm ngành nghề yêu thích

Việc cọ xát thực tế, tự thân trải nghiệm ngành nghề yêu thích bằng cách tham gia các buổi thực hành hướng nghiệp cho học sinh THPT ở trường, ở các câu lạc bộ bên ngoài… sẽ giúp các em có cái nhìn thực tiễn hơn và chính xác hơn về công việc. Từ đó, mỗi học sinh có thể tự đánh giá về mức độ phù hợp của bản thân với ngành nghề đã chọn.

Hiện nay, có không ít chương trình hướng nghiệp do nhà trường tổ chức có mời các doanh nghiệp đến chia sẻ. Đây là cơ hội để học sinh gặp gỡ, giao lưu, lắng nghe và trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực để mở mang góc nhìn và tư duy của bản thân. Ngoài ra, bạn có thể tham gia “Ngày hội tư vấn tuyển sinh” hàng năm do báo Tuổi Trẻ kết hợp với Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, Sở GD-ĐT Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa HN tổ chức để thu thập thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Tham gia các hoạt động ngoại khóa, tự trải nghiệm ngành nghề mà mình yêu thích

Tham gia các hoạt động ngoại khóa, tự trải nghiệm ngành nghề mà mình yêu thích

8. Chuẩn bị thêm phương án khác

Ngoài ngành chính đã xác định, bạn nên có thêm một phương án thứ 2 để phòng trường hợp không mong muốn. Ví dụ như: Bạn chọn ngành Y nhưng lại không đủ điểm đậu vào ngành này thì bạn có thể chuyển xuống ngành Dược với mức điểm thấp hơn.

Có thể thấy việc hướng nghiệp cho học sinh THPT không chỉ đơn giản là chọn ngành nghề mà còn phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, cân nhắc kỹ càng và đề ra những phương án chủ động từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cho đến khi đạt được mục tiêu nghề nghiệp.

9. Vượt qua rào cản gia đình

“Cha truyền - con nối” là những định kiến có từ lâu đời tại Việt Nam. Hiện nay, việc hướng cho con cái theo ngành nghề gia đình hoặc theo định hướng ba mẹ vạch sẵn vẫn còn tồn tại. Mặc dù lời khuyên từ người đi trước là rất đáng trân quý nhưng bạn cần xác định rõ bản thân mình có yêu thích và phù hợp với nghề truyền thống của gia đình hay không. Nếu bạn không có niềm đam mê với định hướng nghề nghiệp mà ba mẹ mong muốn thì nên kiên định với quan điểm của mình. Đồng thời, tìm thời điểm thích hợp để giải thích và trình bày quan điểm cá nhân của mình với ba mẹ để nhận được sự đồng cảm và thấu hiểu từ phía gia đình.

10. Các kỹ năng học sinh cần trang bị

Mỗi ngành nghề sẽ đòi hỏi những kỹ năng khác nhau và mỗi người đều sẽ có những thế mạnh riêng của mình. Vậy làm sao để biết thế mạnh của bạn là gì để từ đó phát triển những kỹ năng phù hợp với đặc trưng nghề nghiệp mà mình lựa chọn?

Bạn có thể thử đi tìm câu trả lời thông qua những câu hỏi sau:

- Tài năng của bạn là gì?

- Bạn tự thấy mình có thế mạnh nào?

- Mọi người xung quanh thường công nhận thế mạnh gì ở bạn?

- Bạn thích thú với những hoạt động nào nhất?

- Những hoạt động nào thúc đẩy tinh thần bạn nhiều nhất?

Ngoài ra, bạn có thể tham gia các bài test để tìm hiểu về bản thân như:

- Trắc nghiệm tính cách Holland để khám phá bản thân thuộc nhóm người nào: Enterprising (người dám nghĩ dám làm ), Realistic people (người thực tế), Investigative people (người điều tra), Artistic (người làm nghệ thuật), Social people (người xã hội), Conventional (người thông thường).

- Trắc nghiệm MBTI (Myers-Briggs Type Indicator) định hướng nghề nghiệp qua tính cách: giúp bạn khám phá bản thân có những tính cách, khả năng và xu hướng gì để đưa ra loại hình nghề nghiệp phù hợp.

- Trắc nghiệm Big Five (còn gọi là OCEAN) định hướng nghề nghiệp, tính cách: bài test giúp xác định mức độ biểu hiện của 05 loại tính cách đặc trưng ở con người, bao gồm: tự chủ, hướng ngoại, hòa đồng, sẵn sàng trải nghiệm, bất ổn cảm xúc.

- Sinh trắc vân tay - Dermatoglyphics Multiple Intelligence Test (DMIT): phương pháp giúp chỉ ra điểm mạnh điểm yếu của mỗi người và hướng dẫn cải thiện để 2 bán cầu não được phát triển cân bằng.

Tuy nhiên, những bài test này chỉ giúp bạn khám phá một phần nào đó về bản thân, quan trọng nhất vẫn là ở đánh giá từ phía bản thân bạn và từ mọi người xung quanh.

Học sinh làm bài test giúp tìm hiểu bản thân và ngành nghề phù hợp

Học sinh làm bài test giúp tìm hiểu bản thân và ngành nghề phù hợp

Khám phá những điểm mạnh của bản thân sẽ giúp bạn tiến gần hơn với công việc mơ ước cũng như phát triển kỹ năng mềm cần thiết. Theo thực tế cho thấy, những người thành công thường chỉ vận dụng 25% kỹ năng chuyên môn công việc, còn lại 75% dựa vào những kỹ năng mềm mà họ tích lũy được. Do đó, bạn nên dành thời gian tham gia các khóa học kỹ năng do trường lớp, câu lạc bộ tổ chức giúp bạn có cơ hội học tập, nghiên cứu sâu các kỹ năng, tiến gần hơn với định hướng nghề nghiệp rõ ràng, đúng đắn.

IV. Những điều cần tránh khi định hướng nghề nghiệp

- Chọn nghề nghiệp dựa vào học lực, bỏ qua tiêu chí năng lực và tính cách.

- Không xem trọng vấn đề hướng nghiệp.

- Đặt nặng địa vị xã hội khi chọn ngành nghề, ưu tiên chọn nghề có địa vị cao.

- Đánh giá thấp những ngành học khi ra trường có thu nhập thấp.

- Chọn nghề hot, theo xu hướng và bề nổi, không tìm hiểu kỹ.

- Chọn nghề theo trào lưu với bạn bè.

- Chọn nghề theo sự áp đặt, mong muốn của gia đình trong khi bản thân không có sự đam mê.

V. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT & THCS tại VAS

1. Hướng nghiệp cho học sinh THCS (lớp 8 – 10):

Từ năm 2015, VAS đã bắt đầu triển khai chương trình tư vấn hướng nghiệp trực tiếp theo hướng cá nhân hóa cho học sinh xuyên suốt từ lớp 8 đến lớp 12 nhằm giúp các em chọn đúng ngành nghề theo năng lực. Trong giai đoạn THCS, nhà trường sẽ giúp học sinh trang bị những kiến thức nghề nghiệp cơ bản, tìm hiểu đa dạng các ngành nghề lĩnh vực khác nhau. Từ đó, học sinh sẽ xác định được đam mê, sở thích, điểm mạnh & điểm yếu của bản thân. Đồng thời, các thầy cô sẽ cập nhật thường xuyên các thông tin nghề nghiệp để các em nắm rõ.

2. Hướng nghiệp cho học sinh THPT (lớp 11 – 12):

Đây là khoảng thời gian tăng tốc giúp học sinh THPT tìm hiểu sâu hơn về bản thân cũng như có thêm những trải nghiệm thực tế thông qua các chương trình kiến tập hướng nghiệp. Ngoài ra, đến với VAS, mỗi học sinh sẽ được thiết kế lộ trình phù hợp với đam mê bản thân để dễ dàng hướng đến ngành nghề cụ thể trong tương lai. Đội ngũ thầy cô của VAS còn là điểm tựa thứ 2 sau gia đình để đồng hành cùng các em trong việc học và xây dựng mục tiêu phù hợp với định hướng chọn ngành, chọn trường của học sinh.

Nhiều hoạt động ngoại khóa hướng nghiệp trong giai đoạn này cũng được diễn ra thường xuyên như:

- Chương trình Tư vấn hướng nghiệp.

- Hội thảo, triển lãm giáo dục, tọa đàm về du học, tham quan trường học.

Học sinh VAS tham gia chương trình Tư vấn hướng nghiệp

Học sinh VAS tham gia chương trình Tư vấn hướng nghiệp

Khi chạm mốc cuối cấp (lớp 12), học sinh sẽ được khuyến khích tìm hiểu về trường Đại học, lên kế hoạch ứng tuyển cũng như giành học bổng ở các trường Đại học. Giáo viên sẽ luôn sát cánh để hướng dẫn các em làm những thủ tục, hồ sơ cần thiết. Đồng thời, mỗi bạn cũng bắt đầu dành thời gian để kiểm tra lại tiến độ học tập, tập trung ôn luyện nhiều hơn để chuẩn bị cho kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia đạt được kết quả tốt nhất.

So với chương trình giáo dục Quốc gia, chương trình học thuật Quốc tế Cambridge tại VAS như IGCSE, AS và A Level tạo cơ hội cho học sinh được tiếp xúc từ sớm với nhiều môn khoa học xã hội mang tính ứng dụng cao như Viễn cảnh toàn cầu, Kinh doanh và Kinh tế, từ đó nhận thức được đam mê và dễ dàng định hướng ngành nghề trong tương lai.

Trong suốt hơn 17 năm giảng dạy, VAS đã có nhiều thế hệ học sinh đạt thành tích cao và giành được những học bổng có giá trị như:

- Học bổng 280.000 USD của đại học Case Western Reserve University và Drexel University.

- Học bổng 88.000 USD cho 4 năm học tại University of Chicago.

- Học bổng 60.000 USD cho 4 năm học tại New York University.

- Học bổng 100.000 USD cho 4 năm học tại Boston University.

- Học bổng 100.000 USD cho 4 năm học tại Stevens Institute of Technology.

- Học bổng 112.000 USD cho 4 năm học tại Michigan State University.

- Học bổng 56.000 USD cho 4 năm học tại Miami University.

- Học bổng 74.400 USD cho 4 năm học tại Drexel University.

- Học bổng 140.000 USD cho 4 năm học tại Illinois Institute of Technology.

- Học bổng 84.000 USD cho 4 năm học tại Depaul University.

- Học bổng 40.000 USD cho 4 năm học tại Florida Institute of Technology.

- Học bổng 40.000 USD cho 4 năm học tại Đại học Clarkson.

VAS tự hào là ngôi trường có nhiều học sinh đạt học bổng giá trị

VAS tự hào là ngôi trường có nhiều học sinh đạt học bổng giá trị

VI. Top các ngành nghề có khả năng phát triển không ngừng

1. Ngành Công nghệ thông tin

Với sự bùng nổ công nghệ 4.0 như hiện nay, tương lai sẽ là 5.0 - 6.0 đang đòi hỏi xã hội có những người trẻ trang bị đủ kỹ năng và chuyên môn trong lĩnh vực CNTT góp sức. Do đó, CNTT là ngành học sẽ có tiềm năng phát triển lâu dài trong tương lai.

2. Ngành Y và các ngành chăm sóc sức khỏe

Xã hội phát triển, dân số ngày càng đông đúc nhưng chất lượng cuộc sống giảm, nhiều ô nhiễm và bệnh tật hơn trước. Do đó, ngành Y Dược hay các ngành liên quan đến sức khỏe luôn cần nhân lực hơn hết. Mặt khác, chương trình đào tạo và thực hành của ngành này đòi hỏi nhiều thời gian và khó hơn những ngành khác vì bạn phải làm việc với tính mạng con người, do đó việc khan hiếm nhân lực là điều không thể tránh khỏi.

3. Ngành Marketing

Ngành marketing trong khối kinh tế được đánh giá là ngành có tiềm năng lâu dài, bởi trong thời đại hiện nay, việc bán sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào chất lượng tốt mà cách quảng bá sản phẩm, chương trình marketing chăm sóc khách hàng cũng là mấu chốt giúp doanh nghiệp tiếp cận được đa dạng người dùng hơn.

4. Ngành Dịch vụ

Nếu bạn thích sự xê dịch đây đó, tiếp xúc nhiều người, mở rộng quan hệ thì ngành dịch vụ như: hướng dẫn viên du lịch… sẽ là lựa chọn đúng đắn dành cho bạn. Ngành dịch vụ là mang đến cho các bạn những trải nghiệm sống thú vị như: được ở trong khách sạn sang trọng, khám phá mọi miền đất nước, học hỏi cách làm việc chuyên nghiệp, khám phá văn hóa các quốc gia…

5. Ngành robot

Sự phát triển công nghệ số, kéo theo trí tuệ nhân tạo (AI) ra đời giúp con người đơn giản hóa mọi quy trình trong sản xuất và lao động vì đã có robot thay thế các công đoạn, thực hiện những công việc khó khăn ở những nơi nguy hiểm mà con người khó có thể làm được. Ngoài ra, robot còn được sử dụng để chăm sóc người bệnh, giúp việc nhà… và những lĩnh vực khác trong đời sống hiện nay. Chính vì vậy, ngành Robot sẽ là ngành học được “săn đón” khá nhiều với tỉ lệ cạnh tranh tương đối thấp do không phải ai cũng có thể theo đuổi được ngành học này.

VAS đã sớm đào tạo những lập trình viên nhí và tổ chức các cuộc thi Robot

VAS đã sớm đào tạo những lập trình viên nhí và tổ chức các cuộc thi Robot

6. Ngành di truyền học

Sau đại dịch Covid - 19, ngành di truyền học giải mã các bộ gene được thúc đẩy mạnh mẽ vừa phục vụ cho công tác nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm, vừa có thể giúp các bệnh nhân ung thư kéo dài thêm tuổi thọ hoặc làm sống lại những sinh vật tuyệt chủng… vô vàn những giá trị để lại cho nhân loại thông qua ngành học này. Vì thế, ngành di truyền học sẽ phát triển không ngừng qua các thời đại và chưa có dấu hiệu dừng lại. Các bạn đam mê nghiên cứu có thể chọn ngành này để thỏa sức khám phá.

7. Ngành An ninh mạng

Mạng xã hội và internet phát triển cũng làm xuất hiện nhiều hình thức “tội phạm internet” khác nhau. Vì vậy, ngành an ninh mạng sẽ là đội ngũ những người giúp chính phủ kiểm soát thực trạng này, bởi những cuộc tấn công mạng như đánh cắp dữ liệu của công ty, tập đoàn, quân đội, quốc gia cũng mang tính thiệt hại không thua kém gì các cuộc tấn công vũ trang thông thường. Vì vậy, ngành an ninh mạng đòi hỏi những bạn có niềm đam mê với internet, có khả năng tiếp thu các ngôn ngữ lập trình và có sự sáng tạo.

Trên đây là top 10 cách giúp hướng nghiệp cho học sinh THPT để các em chọn đúng nghề nghiệp trong tương lai vì việc chọn đúng ngành nghề sẽ khiến mỗi ngày trôi qua là một niềm vui vì bản thân đã tạo ra giá trị cho cộng đồng và xã hội.

Để tìm hiểu thêm về trường quốc tế Việt Úc (VAS) cũng như những chương trình ngoại khóa của trường, quý phụ huynh và học sinh có thể truy cập vào website: www.vas.edu.vn - hotline: 0911 26 77 55.

>>> Xem thêm:

VAS hỗ trợ các em học sinh định hướng nghề nghiệp như thế nào?

Top 16 phương pháp giáo dục tài chính cho trẻ em ở từng độ tuổi

 

Bài viết liên quan