Chương trình giáo dục làm quen với công nghệ cho trẻ mầm non tại VAS
Tại sao nên cho trẻ tiếp xúc với công nghệ từ sớm?
Công nghệ đóng vai trò tích cực trong sự phát triển và học tập. Thông qua việc sử dụng công nghệ, giáo viên sẽ có quyền truy cập vào các phương pháp giảng dạy tiên tiến và hiện đại. Các thầy cô sẽ dễ dàng kiểm soát và thúc đẩy việc học, tạo ra một môi trường học tập tích cực cho học sinh của mình.
Một minh chứng rõ ràng gần đây nhất, đó là đại dịch Corona (COVID - 19) đã bắt buộc các em học sinh phải ở nhà. Vậy thì, việc không đến trường trong một khoảng thời gian dài sẽ rất dễ khiến các em trở nên lười biếng, buồn chán và kiến thức học được sẽ rất dễ nhanh quên. Lúc này, chính yếu tố công nghệ, học trực tuyến (học online) chính là giải pháp để giúp các em có thể tiếp thu kiến thức một cách liên tục, đều đặn. Bên cạnh đó, có thể tương tác trực tiếp với thầy cô như ở trên lớp. Đồng thời, giúp các bạn học sinh chủ động hơn trong việc học.
Cho trẻ em làm quen với công nghệ từ khối mầm non
Nếu không có đại dịch Corona thì công nghệ thực sự sẽ giống như là điều cấp thiết gắn liền với chúng ta trong tương lai, thời kỳ của công nghệ 4.0 sắp tới.
>>>Xem thêm: Nền tảng vững chắc cho con phát triển tốt với chương trình giáo dục mầm non quốc tế
Theo một cuộc khảo sát từ hơn 800 nhà giáo dục mầm non của nhiều trung tâm giáo dục Hoa Kỳ đã đặt câu hỏi về việc họ đã sử dụng kỹ thuật như thế nào đối với các thiết bị trong lớp học và thái độ của họ đối với công nghệ nói chung. Thì kết quả cho thấy, 90% giáo viên mầm non được tiếp cận với công nghệ ở trường và sử dụng nó thường xuyên, 88% sử dụng các thiết bị kỹ thuật ít nhất một lần một tuần.
Trẻ em mầm non của VAS đã làm quen với công nghệ
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng phần lớn giáo viên đã tích hợp việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật trong các bài học của họ bằng cách sử dụng bảng, máy tính để bàn hoặc bảng trắng tương tác để tăng cường môi trường dạy và học và giúp họ xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn với trẻ em qua các môn học được thảo luận trong lớp.
Do vậy, việc cho trẻ em mầm non làm quen với các thao tác cơ bản về máy tính là điều mà trường VAS nhận thấy cần thiết để giúp cho các em dễ dàng phát triển trong tương lai.
Tổng quát về chương trình Làm quen với Công nghệ cho trẻ Mầm non của trường VAS
Tại VAS, ngay từ bậc mầm non các em đã được tiếp cận với môn học ICT - Công nghệ Thông tin và Truyền Thông, được thiết kế và giảng dạy theo khung chuẩn phổ thông của Anh Quốc. Những bài giảng được thông qua dưới nhiều hình thức trò chơi vui học hấp dẫn. Cụ thể, các em sẽ được làm quen với:
- Cách sử dụng phần mềm căn bản của máy tính
- Hình thành kỹ năng sử dụng bàn phím thành thạo để phục vụ cho việc học tập dài lâu
- Nhận diện các con số, hình dạng, chữ cái, tập vẽ tranh vừa giúp phát triển khả năng ngôn ngữ, vừa hình thành, phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng tư duy.
Trẻ em được lợi gì khi được làm quen sớm với công nghệ, máy tính
Bất kỳ giáo viên nào cũng xác nhận rằng, việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật như máy tính bảng hoặc bảng trắng đã làm tăng sự tham gia của học sinh nhỏ tuổi vào các bài học trong lớp học của họ. Ngoài ra, công nghệ mang đến cho giáo viên khả năng thiết kế môi trường học tập độc đáo cho trẻ em. Điều này là do việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật cho phép giáo viên mang tài nguyên mới vào lớp học và cung cấp cho trẻ em trải nghiệm tương tác nhiều hơn bằng cách sử dụng các ứng dụng hoặc câu đố trực tuyến.
Làm quen với công nghệ từ sớm giúp bé chủ động, hoạt bát hơn trong học tập
Có thể thấy rằng, chìa khóa để mở ra cánh cửa về việc học thành công và giáo dục mầm non là sự tương tác và mối quan hệ giữa một học sinh và giáo viên của mình. Bằng cách sử dụng giáo viên công nghệ có khả năng xác định các cơ hội để hỗ trợ sự phát triển học tập của học sinh dễ dàng hơn và thúc đẩy sự tương tác mạnh mẽ đối với trẻ em là điều rất quan trọng.
Trên đây là những chia sẻ của VAS về chương trình làm quen với công nghệ cho trẻ mầm non. VAS tự hào là một trong những đơn vị giáo dục có chương trình giáo dục mầm non thích hợp và tốt nhất cho trẻ em.