Tổng hợp các bài học kỹ năng sống cho trẻ giúp bé phát triển toàn diện
- I. Tại sao cần chú trọng rèn luyện các bài học kỹ năng sống cho trẻ từ sớm?
-
II. Các bài học kỹ năng sống cho trẻ ngay từ giai đoạn đầu đời
- 2.1 Kỹ năng tự ăn uống
- 2.2 Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
- 2.3 Kỹ năng ứng xử đúng mực
- 2.4 Kỹ năng sắp xếp, dọn dẹp đồ đạc ngăn nắp
- 2.5 Kỹ năng vượt qua trở ngại, khó khăn
- 2.6 Kỹ năng khiêm tốn, thật thà
- 2.7 Kỹ năng giúp đỡ và chia sẻ
- 2.8 Kỹ năng tự vệ
- 2.9 Kỹ năng chăm sóc cây cối, yêu thương động vật
- 2.10 Kỹ năng bảo vệ môi trường
- 2.11 Kỹ năng tiết kiệm
- 2.12 Kỹ năng tham gia giao thông
- III. Các bài học kỹ năng sống cho trẻ được học tại trường quốc tế Việt Úc (VAS)
I. Tại sao cần chú trọng rèn luyện các bài học kỹ năng sống cho trẻ từ sớm?
Dường như ba mẹ nào cũng đều muốn con mình có thể tự chăm sóc bản thân, mạnh dạn đương đầu với khó khăn khi rời xa vòng tay gia đình. Và để bé dễ dàng ứng phó với vô vàn những tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc sống, ba mẹ cần nghiêm túc đầu tư các bài học kỹ năng sống cho con sớm nhất có thể. Bên cạnh việc giúp bé linh hoạt giải quyết trước mọi tình huống, việc rèn luyện những bài học về kỹ năng sống còn mang đến những lợi ích như sau:
- Giúp bé hình thành thói quen, hành vi tích cực, lành mạnh.
- Hình thành thói quen rèn luyện sức khỏe, tự bảo vệ cơ bản thân.
- Tạo cho bé ý thức tự lập.
- Giúp bé biết cách quản lý cảm xúc hiệu quả.
- Giúp bé biết cách đồng cảm, tôn trọng, yêu thương mọi người, mọi vật.
- Hình thành trong bé những ý thức cộng đồng.
- Giúp bé dễ dàng hòa nhập với bạn bè, môi trường mới.
- Giúp bé nhận biết cảm xúc của bản thân và mạnh dạn nói lên suy nghĩ, cảm nhận của mình.
- Tăng cường sự tự tin, tính kiên trì, tính mạnh mẽ trong mỗi bé.
- Giúp các bé có tinh thần trách nhiệm cũng như tạo ra ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng.
Từ những lý do trên, có thể thấy rằng kỹ năng sống chính là những kiến thức không thể thiếu khi trẻ bước vào đời. Một số kỹ năng sống sẽ được hình thành thông qua những trải nghiệm thực tế, một số kỹ năng sẽ được hình thành thông qua việc được giảng dạy. Vậy những bài học kỹ năng sống cơ bản cần rèn luyện ngay từ nhỏ cho bé là gì? Hãy cùng tìm hiểu tiếp trong phần dưới đây nhé.
Kỹ năng sống chính là những kiến thức không thể thiếu khi trẻ bước vào đời
II. Các bài học kỹ năng sống cho trẻ ngay từ giai đoạn đầu đời
Có rất nhiều bài học kỹ năng sống cần được dạy cho bé. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm và đánh giá từ VAS, những kỹ năng quan trọng cần ưu tiên rèn luyện ngay từ đầu cho trẻ là:
1. Kỹ năng tự ăn uống
Kỹ năng tự ăn uống được nhiều chuyên gia khuyến khích nên dạy cho bé từ sớm. Bởi không chỉ giúp hình thành thói quen tự lập cho trẻ mà kỹ năng này còn khiến ba mẹ yên tâm hơn mỗi khi đi công tác hoặc có việc đột xuất. Ngoài ra, việc có thể tự cầm đồ ăn hay sử dụng muỗng múc thức ăn còn giúp bé phấn khởi hơn trong việc thưởng thức món ngon, từ đó hạn chế tình trạng kén ăn của trẻ.
2. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Ngay khi có thể, ba mẹ nên rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng tự chăm sóc bản thân như tự mang giày, đội mũ, mặc áo quần, tự đánh răng, tự đi ngủ,... Như vậy, bé sẽ có thể tự chăm sóc bản thân khi không có ba mẹ ở bên, đồng thời giúp ba mẹ có thể tiết kiệm được thời gian mỗi khi gia đình có dịp cùng nhau ra ngoài. Hơn nữa, kỹ năng này còn hình thành tính tự lập bên trong bé, là nền tảng để trẻ có thể phát triển những kỹ năng sống khác.
3. Kỹ năng ứng xử đúng mực
Ở độ tuổi mẫu giáo, trẻ không có quá nhiều kinh nghiệm, kiến thức về những sự kiện, sự việc và hoạt động xảy ra nên sẽ có thói quen bắt chước lời nói, hành động của những người xung quanh. Do đó, nếu không được rèn giũa, trẻ rất dễ hình thành thói hư, tật xấu. Để tránh tình trạng này, be mẹ nên chỉ dạy con kỹ năng ứng xử, giao tiếp, có thể bắt đầu từ những thói quen cơ bản nhất như chào hỏi lễ phép, cảm ơn - xin lỗi, nhường nhịn,... Khi được thực hiện thường xuyên, những kỹ năng này sẽ thấm nhuần vào tính cách của các bé, từ đó hình thành nhân cách tốt đẹp cho bé.
4. Kỹ năng sắp xếp, dọn dẹp đồ đạc ngăn nắp
Dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc khoa học, gọn gàng là một trong những kỹ năng cần thiết mà ba mẹ cần quan tâm rèn luyện cho trẻ. Bởi ngăn nắp chính là một đức tính tốt giúp trẻ có trách nhiệm với bản thân và chủ động hơn trong cuộc sống. Việc rèn luyện tính ngăn nắp cho bé càng sớm, ba mẹ sẽ càng yên tâm rằng sau này khi trưởng thành bé sẽ có nếp sống kỷ luật cũng như biết cách sắp xếp mọi chuyện một cách chu toàn. Để hình thành thói quen dọn dẹp, ba mẹ cần hướng bé sắp xếp đồ đạc sau khi dùng xong. Lưu ý rằng ba mẹ không nên ép buộc bé mà cần dạy dỗ, uốn nắn từ từ để trẻ ngoan ngoãn, vâng lời mà không có thái độ chống đối.
Sau mỗi hoạt động vui chơi, nên khuyến khích trẻ sắp xếp đồ đạc ngăn nắp
5. Kỹ năng vượt qua trở ngại, khó khăn
Bên cạnh những chỉ số quen thuộc như IQ (chỉ số thông minh) và EQ (chỉ số cảm xúc), còn có một chỉ số quan trọng khác đó là AQ (Adversity Quotient). Đây là chỉ số đo khả năng quản lý nghịch cảnh, stress, khó khăn,... gọi tắt là chỉ số vượt khó. AQ hiện là một trong những chỉ số định lượng cho những phẩm chất tạo nên sự thành công của một người. Do đó, ba mẹ không nên quá bao bọc, chiều chuộng các bé bởi chính kiểu thương sai cách này sẽ khiến trẻ có thói quen dựa dẫm, ỷ lại, yếu đuối. Thay vào đó, ba mẹ cần kiên nhẫn dạy con kỹ năng mạnh mẽ vượt qua khó khăn. Chẳng hạn như nếu bé bị ngã, bạ mẹ đừng vội đỡ con dậy mà nên động viên con tự đứng dậy. Tương tự như khi con xung đột với bạn bè, ba mẹ không nên vội kết luận bé đúng mà hãy tìm hiểu nguyên nhân và khuyến khích các bé chủ động hòa giải.
6. Kỹ năng khiêm tốn, thật thà
Một đứa trẻ nếu tự tin thái quá thì sẽ trở nên kiêu ngạo, thiếu tôn trọng người khác. Đây đều là những bản tính “ngáng" đường của sự thành công sau này. Do đó, ba mẹ cần dạy con tính thật thà, khiêm nhường ngay từ nhỏ để hình thành phẩm chất tốt đẹp cho con. Ba mẹ có thể rèn luyện cho các bé những bài học như: việc hài lòng với thành công của bản thân nhưng không được kiêu ngạo, không được giễu cợt vẻ bề ngoài của một ai đó, nhắc nhở bé khi trẻ có những hành động hoặc lời lẽ thiếu tôn trọng người khác, dạy con cách xin lỗi khi làm sai và phạt trẻ nếu cần thiết. Việc dạy trẻ tính khiêm tốn, thật thà cần có sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng và kiên định. Dần dần những bài học được dạy sẽ thấm nhuần vào tư tưởng của trẻ, từ đó hình thành phẩm chất tốt đẹp cho bé.
7. Kỹ năng giúp đỡ và chia sẻ
Giúp đỡ và chia sẻ chính là những phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người. Do đó, ba mẹ cần ưu tiên giáo dục kỹ năng này cho trẻ để các bé được phát triển toàn diện về cảm xúc lẫn trí tuệ. Theo đó, ngay khi trẻ bắt đầu có nhận thức về thế giới và có thể tự kiểm soát được hành vi của mình, ba mẹ nên chú ý quan sát trẻ, đồng thời rèn luyện cho bé về lòng tốt và hành động giúp đỡ người khác. Phụ huynh có thể kể cho bé nghe về những câu chuyện về lòng nhân ái, sự tử tế, cho trẻ xem nhiều chương trình về các hoạt động từ thiện. Khi trẻ hiểu được thế nào là tình thương, ba mẹ có thể khuyến khích trẻ thể hiện những điều đó thông qua hành động cụ thể. Cứ như vậy, dần dần trẻ sẽ khắc ghi ý nghĩa thiêng liêng của hành động giúp đỡ người khác, góp phần hình thành nhân cách tuyệt vời cho bé.
8. Kỹ năng tự vệ
Tự vệ là một trong những kỹ năng quan trọng mà ba mẹ cần rèn luyện cho con ngay từ sớm. Kỹ năng này sẽ giúp bé có thể phán đoán về tình huống xảy ra, từ đó tự đưa ra các hành động đúng đắn, phù hợp để bảo vệ bản thân. Những kỹ năng tự vệ cơ bản có thể kể đến là: kỹ năng bảo vệ bản thân trước người lạ, kỹ năng bảo vệ cơ thể khi vui chơi, kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ thể, kỹ năng tham gia giao thông, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ, kỹ năng khi bị lạc đường,... Để quá trình giáo dục trẻ được diễn ra hiệu quả, ba mẹ nên hoá thân thành người bạn của con, trò chuyện cùng trẻ, không quát mắng, đánh đập. Đặc biệt là cần sử dụng những câu từ, cách giải thích gần gũi, dễ hiểu để các bé nhanh chóng nắm bắt được những điều cần ghi nhớ.
9. Kỹ năng chăm sóc cây cối, yêu thương động vật
Để dạy cho trẻ kỹ năng chăm sóc cây cối, yêu thương động vật, trước tiên ba mẹ cần là tấm gương cho trẻ noi theo. Đồng thời, tổ chức những hoạt động tạo cơ hội để trẻ được gần gũi thiên nhiên như cùng bé trồng hoa, nuôi thú cưng, cho động vật ăn, dắt thú đi dạo,... Cuối tuần, ba mẹ có thể dành thời gian để cùng bé tham quan vườn bách thú, công viên, hoặc đi du lịch đến những vùng núi, biển với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ. Ngoài những bài học cụ thể, ba mẹ cũng cần giúp con hiểu rõ giá trị của thiên nhiên để khơi dậy lòng yêu thương động vật, cây cối chân thành từ tận sâu bên trong các bé.
Nên cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên để hình thành trách nhiệm bảo vệ, yêu thương của trẻ
10. Kỹ năng bảo vệ môi trường
Để giúp trẻ có thói quen bảo vệ môi trường, ba mẹ cần trang bị nhận thức cho bé về tầm quan trọng của việc làm này. Hãy giải thích cho trẻ hiểu rõ về vai trò của môi trường đối với con người và những loài sinh vật khác. Chỉ khi hiểu rõ ý nghĩa đằng sau của việc bảo vệ môi trường, các bé mới tự giác thực hiện một cách nghiêm túc, chủ động. Sau đó, ba mẹ có thể dạy trẻ về những hành động giúp bảo vệ môi trường như hạn chế sử dụng đồ nhựa, bao nilong, dạy bé cách phân loại và bỏ rác đúng nơi quy định, khuyến khích trẻ tham gia vào những hoạt động bảo vệ môi trường,... Đặc biệt, ba mẹ hãy luôn làm gương tốt cho bé noi theo, đồng thời khen ngợi và động viên trẻ mỗi khi bé có hành động bảo vệ môi trường.
11. Kỹ năng tiết kiệm
Tiết kiệm là một đức tính tốt, do đó ngay từ khi trẻ còn nhỏ, ba mẹ nên dạy con thói quen tiết kiệm bằng cách coi trọng tiền và tiêu tiền đúng cách. Đồng thời, ba mẹ cũng nên cho bé thấy kiếm tiền vất vả như thế nào để trẻ biết ơn công lao của ba mẹ, từ đó bé biết cách trân trọng đồng tiền cũng như công sức lao động của mọi người. Bên cạnh việc tiết kiệm tiền, ba mẹ cũng nên giáo dục bé tiết kiệm những tài nguyên khác như điện, nước,...
12. Kỹ năng tham gia giao thông
Tham gia giao thông an toàn là kỹ năng sống cơ bản mà trẻ mẫu giáo nào cũng cần được rèn luyện một cách bài bản ngay từ sớm. Theo đó, ba mẹ nên dạy bé những kiến thức quan trọng như: đi bộ trên vỉa hè, nhận biết đèn tín hiệu giao thông, chỉ sang đường khi tín hiệu đèn xanh dành cho người đi bộ bật sáng, khi qua đường luôn giơ tay xin đường và quan sát cẩn thận,... Và để giúp trẻ ngoan ngoãn tuân theo những quy định khi tham gia giao thông, ba mẹ cần giải thích tại sao cần thực hiện những luật lệ đó. Hãy nói với trẻ rằng nếu vi phạm, không chỉ bản thân trẻ gặp nguy hiểm mà những người xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Tham gia giao thông an toàn là kỹ năng sống cơ bản mà trẻ mẫu giáo nào cũng cần được rèn luyện
III. Các bài học kỹ năng sống cho trẻ được học tại trường quốc tế Việt Úc (VAS)
Theo VAS, 2 - 6 tuổi được xem là “giai đoạn vàng" để phát triển toàn diện về thể chất lẫn phẩm chất cho bé. Chính vì thế, việc ứng dụng các bài học kỹ năng sống cho trẻ vào chương trình học được VAS đặc biệt chú trọng đầu tư. Cụ thể, tại VAS các bé sẽ được rèn luyện những kỹ năng sống then chốt như sau:
Kỹ năng tự chăm sóc bản thân: Ở VAS, trẻ sẽ được các giáo viên trang bị tư duy tự lập để có thể tự chăm sóc bản thân qua những hoạt động tự phục vụ như: rửa tay, đánh răng, tự ăn uống, thay quần áo, vệ sinh đồ chơi, sắp xếp dụng cụ học tập gọn gàng sau khi dùng, gấp chăn mền khi ngủ dậy,...
Kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ: Với phương châm giảng dạy “chơi mà học", trẻ mầm non tại VAS sẽ được phát triển kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ thông qua những hoạt động như: kịch nghệ, kể chuyện, những trò chơi tương tác thú vị trong tiếng Việt và tiếng Anh. Nhờ vậy, các bé sẽ dần hình thành sự tự tin khi nói chuyện, phát triển phản xạ nhạy bén cho những kỹ năng nghe - nói - tiền đọc - tiền viết cho cả hai ngôn ngữ. Bên cạnh đó, việc cho trẻ mầm non tiếp xúc tiếng Anh học thuật từ 10 - 20 tiết mỗi tuần tại VAS còn giúp các em có phản xạ giao tiếp tốt hơn cũng như có cơ hội được luyện ngữ âm tự nhiên hơn.
Kỹ năng tự học: Trẻ mẫu giáo thường thích tìm tòi, tò mò những điều mới lạ. Do đó, VAS đã thiết kế phương pháp học tập chủ động - Active Learning với giáo trình hiện đại cùng công cụ giảng dạy tiên tiến như bảng thông minh, màn hình chiếu,... Hình thức dạy, học này sẽ kích thích sự hứng thú học tập của trẻ, đồng thời khơi dậy tính chủ động tương tác, sáng tạo, nghe nhìn của trẻ. Đặc biệt, Active Learning sẽ giúp trẻ giữ được sự tập trung trong giờ học, đặt trẻ ở thế chủ động, được học hỏi, trải nghiệm mà không bị áp đặt, gò bó.
Kỹ năng thích nghi & sinh tồn: Không chỉ gói gọn trong những giờ học tại trường, VAS còn mở rộng việc truyền đạt kiến thức cho trẻ thông qua những chuyến dã ngoại, cắm trại được tổ chức thường niên đầy bổ ích. Một số hoạt động nổi bật có thể kể đến là tham quan các khu nông trại, trải nghiệm các trò chơi tại công viên giải trí, khu vui chơi hướng nghiệp,... Bên cạnh đó, VAS còn lồng ghép vào chương trình ngoại khóa những hoạt động mang tính thử thách nhằm giúp trẻ rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, cũng như kỹ năng thích nghi, ứng phó với mọi tình huống. Nhờ đó, trẻ sẽ được phát triển nhận thức cá nhân, nâng cao tính tự lập cũng như có thêm những kỹ năng mềm trong cuộc sống.
Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm: Nhằm giúp trẻ chủ động phán đoán được tình huống nào an toàn/ không an toàn, VAS đã khéo léo đưa vào bài học những tình huống thực tế. Chẳng hạn như kỹ năng tự vệ khi bị bắt cóc, quy tắc vàng PANTS RULES và “bàn tay giao tiếp", kỹ năng phòng chống xâm hại, ứng xử khi bị lạc đường, kỹ năng tham gia giao thông,... Các kiến thức sẽ được VAS truyền tải với cách trình bày đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi của các bé.
Kỹ năng chăm sóc cây cối, yêu thương động vật: Bên cạnh những kiến thức học thuật, các em học sinh tại VAS còn được khơi dậy tình yêu thương đối với thiên nhiên, động vật thông qua những hoạt động thú vị như: trực tiếp ươm và chăm sóc cây cối, xúc đất trồng cây, cho thú cưng ăn, khám phá về các loại cây cối và các con vật trong thiên nhiên.
Các hoạt động dã ngoại của VAS giúp học sinh có thêm nhiều trải nghiệm sống
Thông qua bài viết trên có thể thấy rằng, việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ ngay từ sớm là công tác cần thiết và vô cùng quan trọng nhằm giúp trẻ có tính kỷ luật, tự lập và sống có ích cho xã hội hơn. Tại VAS, các em học sinh sẽ không chỉ được tiếp cận nền kiến thức tiến bộ mà còn được trang bị đầy đủ các bài học kỹ năng sống bổ ích, giúp trẻ dễ dàng thích nghi với mọi tình huống trong cuộc sống. Nếu ba mẹ đang tìm một môi trường học tập có thể cung cấp chương trình giáo dục toàn diện cho bé thì hãy tìm hiểu về trường Quốc tế Việt Úc (VAS) nhé. VAS hân hạnh được cùng đồng hành với gia đình trong quá trình giáo dục trẻ vì một thế hệ tương lai giàu kiến thức, vững phẩm chất.
>>> Xem thêm: Top 18 lý do phụ huynh nên cho con học trường quốc tế song ngữ tại TPHCM