main logo
Messenger logo
phone calling icon
  • Home
  • Tin tức
  • Nên cho bé đi nhà trẻ ở độ tuổi nào là thích hợp?...

Nên cho bé đi nhà trẻ ở độ tuổi nào là thích hợp? Kinh nghiệm cho trẻ đi mẫu giáo

1. Nghiên cứu độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ ở các quốc gia

Hiện nay, hầu hết các trường đều công nhận độ tuổi thích hợp để bé đi nhà trẻ là từ 2 tuổi trở lên. Tuy nhiên, số tuổi này có thể điều chỉnh ở một số quốc gia do sự phát triển thể chất không đồng đều của từng khu vực mà sẽ có nơi sớm hơn hoặc trễ hơn.

- Ở Anh, độ tuổi để bé đi nhà trẻ là từ 3 - 4 tuổi

- Ở Scotland, độ tuổi để bé đi nhà trẻ là từ 3 - 4 tuổi

- Ở Mỹ, độ tuổi bé đi nhà trẻ là từ 2 - 5 tuổi

- Ở Thụy Điển, các trường mẫu giáo sẽ nhận các bé trên 1 tuổi

- Ở Đức, bé 1 tháng tuổi đã có thể đi mẫu giáo

- Ở Phần Lan, trẻ từ 6 tuổi sẽ bắt đầu đến mẫu giáo

- Ở New Zealand, trẻ 5 tuổi sẽ được ba mẹ đưa đi nhà trẻ

- Ở Nhật, tuy không có mốc tuổi nhất định nhưng trẻ dưới 5 tuổi đều đi học mẫu giáo

- Ở Trung Quốc, trẻ 3 tuổi sẽ được gửi đi mẫu giáo hoặc các trường nội trú để rèn luyện tính tự lập và kỷ luật từ nhỏ,

Ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một độ tuổi nhất định để bé đi nhà trẻ, điều này phụ thuộc vào mức độ nhận biết, khả năng hòa hợp của trẻ và các yếu tố như: gia đình không có người chăm sóc trẻ, trẻ đã cứng cáp hơn hẳn, trẻ thích học hỏi khám phá hoặc ba mẹ mong muốn trẻ có môi trường mới được giao lưu và gặp gỡ nhiều bạn bè hơn, v.v…

Trẻ mầm non nên được vui chơi nhiều hơn là những tiết học truyền thống

Trẻ mầm non nên được vui chơi nhiều hơn là những tiết học truyền thống

Giáo sư Linda ở Canada đã chỉ ra 02 yếu tố để giúp việc đi nhà trẻ của bé mang lại nhiều lợi ích là:

- Môi trường mà trẻ theo học không chú trọng quá nhiều vào việc đọc - viết chữ. Các hoạt động chính của trường phải xoay quanh việc vui chơi, giao tiếp xã hội để giúp bé phát triển các kỹ năng cần thiết.

- Chương trình trên máy tính, TV hay các game máy tính dù với mục đích giáo dục cho trẻ chỉ nên ít hơn 2h/ngày vì việc tương tác nhiều trên thiết bị điện tử ở các bé 2,5 tuổi sẽ có nguy cơ làm giảm khả năng đọc hiểu và tư duy của các em sau này khi vào lớp 1.

Nhìn chung, môi trường giáo dục mầm non chỉ phát huy tác dụng khi chương trình giảng dạy phù hợp với sự phát triển não bộ của trẻ và những kỹ năng giao tiếp mà bé sẵn có.

2. Làm thế nào để khuyến khích trẻ đi mẫu giáo (nhà trẻ)?

Ngày đầu tiên đến trường luôn mang đến nhiều bỡ ngỡ cho bé vì áp lực làm quen với nhiều bạn mới, nhiều thứ mới mẻ và xa lạ mà trẻ chưa từng tiếp xúc trước đó. Vì vậy, ba mẹ hãy chuẩn bị cho trẻ hành trang học mẫu giáo bằng cách:

Dành 2 tuần trước ngày học chính thức để kể cho bé nghe về các hoạt động thường diễn ra trong lớp: cô giáo có nhiều đồ chơi, bạn bè vui vẻ,... Nếu có thể phụ huynh nên đăng ký các buổi tham quan trường học và dắt trẻ theo cùng để các bé có cơ hội trải nghiệm môi trường mới, tập quen dần với không khí trước ngày học chính thức.

- Gợi ý bé chia sẻ đồ chơi với bạn bè hoặc ba mẹ trong lúc chơi cùng.

- Khuyến khích trẻ tự mặc đồ, đánh răng và mang theo những vật dụng cần thiết khi đến trường.

- Không đưa bé đến trường quá sớm khi chưa có giáo viên và bạn bè. Khi đến lớp, ba mẹ nên chào tạm biệt và nói rằng sẽ đến đón bé. Sau đó, nhẹ nhàng bước đi nhanh và đừng nhìn lại vì theo những nghiên cứu giáo dục sớm đã chỉ ra rằng việc phụ huynh nhìn lại sẽ khiến bé khó hòa nhập hơn. Ví thế, việc ba mẹ nhanh chóng rời đi sẽ giúp bé sớm hòa nhập với lớp học hơn.

3. Các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ mầm non hiện nay

Hiện nay ở Việt Nam đã cập nhật một số phương pháp giáo dục mầm non thế giới như:

- Phương pháp Steiner: dựa trên các tình huống, câu chuyện để giáo dục trẻ, giúp trẻ có nhận thức đúng sai.

- Phương pháp Montessori: giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động và tư duy thông qua các món đồ chơi, dụng cụ học tập, khơi gợi hứng thú và sáng tạo trong trẻ.

- Phương pháp Reggio Emilia: giáo viên xây dựng các dự án nhỏ vừa sức của trẻ, hướng dẫn trẻ tìm tòi, nghiên cứu để giải quyết vấn đề. Ví dụ như: giúp bé trồng vườn cây nhỏ, gieo hạt, tưới nước,... giúp bé phát triển nhận thức về tự nhiên, xã hội và con người.

Chọn phương pháp giáo dục phù hợp giúp trẻ phát triển toàn diện

Chọn phương pháp giáo dục phù hợp giúp trẻ phát triển toàn diện

Với các phương pháp giáo dục sớm này, có không ít phụ huynh quan tâm đâu mới là phương pháp giáo dục tốt nhất cho trẻ mầm non?

Câu trả lời là không có phương pháp giáo dục sớm nào là tốt nhất, chỉ có phương pháp nào là phù hợp với trẻ mà thôi. Do đó, trước khi lựa chọn ngôi trường để “chọn mặt gửi vàng” cho bé, ba mẹ nên dành thời gian tìm hiểu phương pháp giáo dục mà trường sử dụng. Ngoài ra, khi tham quan trường phụ huynh cũng nên lưu ý đến chất lượng trang thiết bị trong lớp học để đảm bảo trẻ được sinh hoạt trong môi trường an toàn nhất.

Bên cạnh đó, ba mẹ nên dẫn trẻ đến tham quan và học thử vài buổi để xem xét cách bé vui chơi và biểu hiện của bé trước khi quyết định phương pháp nào là phù hợp với trẻ. Nếu bé chỉ thích bám ba mẹ, ít hoạt động và ít chơi đùa như những đứa trẻ khác, khả năng ngôn ngữ còn hạn chế chỉ có thể bập bẹ hoặc chưa biết tự kêu mẹ khi cần đi vệ sinh, mang giày,... là những biểu hiện ba mẹ cần cân nhắc nên để 1 thời gian nữa (tầm 2 - 3 tháng) hãy quyết định cho trẻ đến trường. Vì đây là những biểu hiện trẻ chưa sẵn sàng để tham gia vào môi trường mầm non.

4. Lợi ích khi cho trẻ đi học mẫu giáo

Tuy chưa có một độ tuổi thống nhất để cho trẻ học mẫu giáo, nhưng theo các chuyên gia tâm lý hiện nay, từ 10 - 18 tháng tuổi là “độ tuổi vàng” giúp trẻ phát triển tính cách và khả năng giao tiếp xã hội. Do đó, cho bé đi học sớm sẽ có một số lợi ích như:

4.1. Trẻ được chăm sóc và giáo dục một cách khoa học

Bé đi nhà trẻ sớm sẽ là bước đệm và dễ hòa nhập hơn khi lên bậc tiểu học bởi được chăm sóc và giáo dục trong khung chương trình khoa học được nhà trường thiết kế bài bản. Ngoài ra, giáo viên mầm non thường là những người được đào tạo chuyên sâu các kỹ năng chăm sóc trẻ, dạy dỗ và yêu thương đúng mực,... Song song là hệ thống bếp ăn tại các điểm trường mầm non hiện nay đều đảm bảo thực đơn hàng ngày của trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng và được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tư vấn cũng như được kiểm định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

4.2. Trẻ tiếp thu nhanh hơn

Với sự chăm sóc tận tình và khoa học, các bé nhanh tiếp thu và tiến rõ rệt thông qua việc nhanh biết nói, biết đi và nhận biết về số, chữ cái, đồ vật, màu sắc,... Hơn nữa, trong môi trường lớp học có nhiều bạn bè, vui chơi đúng cách sẽ giúp bé hình thành thói quen làm việc nhóm sau này.

Phương pháp giáo dục khoa học giúp trẻ phát triển nhận thức nhanh chóng

Phương pháp giáo dục khoa học giúp trẻ phát triển nhận thức nhanh chóng

4.3. Trẻ ngoan và dễ hòa nhập hơn

Một trong những thuận lợi khi cho trẻ trong độ tuổi từ 16 - 24 tháng học mầm non là trong giai đoạn này trẻ chưa quấn ông bà cha mẹ nhiều nên việc gửi bé đi nhà trẻ sẽ dễ dàng hơn. Trẻ cũng sẽ dễ dàng hòa nhập nhanh chóng, xây dựng tính tự lập, tự giác trong môi trường mẫu giáo.

Hơn nữa, giai đoạn này trẻ phát triển mạnh mẽ về giác quan và nhận thức, có nhu cầu kết bạn nhiều hơn nên việc gửi bé đi nhà trẻ sẽ giúp bé dễ làm quen với với trường lớp giúp bé cảm thấy việc đi học mỗi ngày là một niềm vui vì có bạn bè, thầy cô và những trò chơi thú vị đang chờ đón. Ngoài ra các phương pháp giáo dục ở trường sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn, trở thành những em bé ngoan, công dân toàn cầu trong tương lai.

5. Kinh nghiệm cho trẻ đi mầm non ba mẹ nên biết

5.1. Chuẩn bị tâm lý cho trẻ

Đây là bước quan trọng giúp bé tránh được tâm lý sợ hãi khi đến lớp, bởi ngày đầu đến trường trẻ thường ngại tiếp xúc và thậm chí không chịu đi học. Để giúp bé chuẩn bị tâm lý, ba mẹ nên dành thời gian nói chuyện trước với con về những hoạt động thú vị ở lớp. Đến ngày tựu trường, ba mẹ nên dành thời gian sắp xếp công việc để dự sinh hoạt cùng trẻ vì đây sẽ là cột mốc quan trọng mà trẻ sẽ ghi đậm kí ức.

5.2. Làm quen với môi trường thực tế

Ba mẹ có thể cùng trẻ chơi trò chơi đến lớp mỗi ngày để tập bé làm quen với nề nếp trường lớp, tự lập trong việc chuẩn bị đồ đạc để mang theo đến lớp như: Dụng cụ cá nhân: hướng dẫn trẻ chuẩn bị những vật dụng cần thiết như 4 -5 bộ quần áo, bỉm, sữa, cốc nước uống, bàn chải đánh răng,...

Dẫn trẻ đi tham quan trường thực tế giúp khơi gợi nguồn cảm hứng đến trường của con

Dẫn trẻ đi tham quan trường thực tế giúp khơi gợi nguồn cảm hứng đến trường của con

5.3. Những điều lưu ý dành cho phụ huynh

- Lưu ý những đặc điểm đặc biệt của bé với giáo viên như: thức ăn mà bé dị ứng, thuốc mà bé có thể sử dụng,...

- Lưu lại những thông tin liên lạc cần thiết của giáo viên, nhà trường như số điện thoại, email, v.v…

- Đón bé sớm hơn: thời gian đầu phụ huynh nên đón bé sớm để tránh con có cảm giác bị bỏ rơi khi thấy lớp học ngày càng vắng.

- Dành thời gian trò chuyện với bé khi đi học về, gợi ý bé trò chuyện, những điều bé thích hoặc không thích khi ở lớp. Dành cho bé những cử chỉ yêu thương như an ủi lúc bé buồn và ôm bé vào lòng để bé cảm nhận được sự quan tâm.

- Phụ huynh cần trang bị tâm lý cho chính mình để tránh cảm giác xót con khi nghe bé khóc trong giai đoạn đầu đến trường.

6. Trường mầm non (mẫu giáo) quốc tế VAS - nơi giúp trẻ ươm mầm tài năng từ bé

Trường mầm non (mẫu giáo) quốc tế Việt Úc với hơn 17 năm kinh nghiệm giảng dạy từ cấp mầm non đến THPT, hiện đang là sự quan tâm của hơn 1,000 phụ huynh học sinh mỗi năm. Với mục tiêu giúp bé phát triển toàn diện, ngay từ bậc mầm non, VAS đã triển khai chương trình giáo dục với 06 nền tảng cốt lõi, bao gồm:

6.1. Phát triển nhận thức cho bé mầm non

Môn khoa học: Trẻ được khám phá khoa học thông qua các dự án học tập theo chủ đề như: khám phá bộ phận trên cơ thể người, động vật, thực vật, các hiện tượng tự nhiên.

Môn toán học: trẻ nắm được các khái niệm cơ bản như số thứ tự, số đếm, xếp hình, so sánh, đo lường, phân biệt các hình dạng đồ vật,...

Khám phá các mối quan hệ xã hội: trong gia đình và ngoài cộng đồng.

Tham gia các hoạt động thí nghiệm khoa học vui nhộn, an toàn qua các phương pháp giáo dục mầm non hiện đại, giúp trẻ phát triển nhận thức về thế giới xung quanh một cách toàn diện.

6.2. Phát triển thể chất và sức khỏe cho trẻ

Ngoài giờ học thể chất xen kẽ với thời khóa biểu chính, trẻ còn được vui chơi thư giãn qua các buổi dã ngoại thực hành như: ghé thăm nông trại, khu công nghiệp,... Hay thậm chí là tham gia các cuộc thi VAS Olympic. Những hoạt động này không chỉ giúp bé rèn luyện sức khỏe mà còn mang đến kiến thức hữu ích cho các con.

Trẻ phát triển thể chất qua các tiết học thể dục tại VAS

Trẻ phát triển thể chất qua các tiết học thể dục tại VAS

6.3. Phát triển ngôn ngữ cho bé

Trẻ mầm non được tiếp cận với chương trình Tiền Tiểu học giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nghe - nói - đọc - viết Anh - Việt để giúp bé làm quen với chương trình giáo dục Cambridge sau này ở bậc tiểu học. Mỗi tuần, trẻ có từ 10 - 20 tiết tiếng anh với giáo viên bản xứ đến từ Anh, Mỹ, Úc… đồng thời là những tiết học tiếng Việt xen kẽ để giúp trẻ rèn luyện khả năng đọc, phát âm song ngữ và diễn đạt thông tin.

6.4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội

Tại VAS, trẻ được phát triển ý thức về bản thân, thể hiện cảm xúc, tình cảm với gia đình, nhà trường, bạn bè xung quanh. Các em được trang bị những nguyên tắc ứng xử phù hợp cùng một số kỹ năng sống cơ bản để trở thành một công dân toàn cầu có trách nhiệm, biết cách tự chủ sau này.

6.5. Phát triển tính thẩm mỹ ở trẻ

Nhiểu cuộc thi tài năng hấp dẫn được diễn ra thường xuyên để khuyến khích bé sáng tạo nghệ thuật cũng như tìm kiếm tài năng nhí. Các cuộc thi phổ biến và nhận nhiều phản hồi tích cực từ VAS như: VAS’s got talent, VAS Olympic, Painting Contest,...

6.6. Làm quen với bộ môn ICT - Công nghệ thông tin và truyền thông

Ngoài việc đào tạo kỹ năng ngoại ngữ, tư duy, thể chất cho trẻ, VAS cũng tạo điều kiện để trẻ được tiếp xúc với bộ môn Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT) từ sớm. Thông qua môn học này, trẻ được làm quen với máy tính, sử dụng bàn phím để hình thành tư duy công nghệ, phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu học tập sau này.

Hiện VAS có 06 cơ sở đang giảng dạy chương trình mầm non, bao gồm:

Trường mầm non quốc tế Việt Úc - cơ sở Sala

Địa chỉ: 10 Mai Chí Thọ, KĐT Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức

Email: info.sl@vas.edu.vn

Số điện thoại: (028) 3622 0833

Website: https://www.vas.edu.vn/campuses/co-so-sala

Trường mầm non quốc tế Việt Úc - cơ sở Riverside

Địa chỉ: 99 Nguyễn Thị Thập, Phường Tân Phú, Quận 7

Email: info.rs@vas.edu.vn

Số điện thoại: (028) 3622 0898

Website: https://www.vas.edu.vn/campuses/co-so-riverside

Trường mầm non quốc tế Việt Úc - cơ sở Garden Hills

Địa chỉ: 168 Phan Văn Trị, Quận Gò Vấp

Email: info.gh@vas.edu.vn

Số điện thoại: (028) 3588 3088

Website: https://www.vas.edu.vn/campuses/co-so-garden-hill

Cơ sở vật chất tại VAS đảm bảo an toàn và phù hợp với nhu cầu học tập của trẻ

Cơ sở vật chất tại VAS đảm bảo an toàn và phù hợp với nhu cầu học tập của trẻ

Trường mầm non quốc tế Việt Úc - cơ sở Sunrise

Địa điểm: Số 1, Đường số 20, Khu Him Lam, Quận 7

Email: info.sur@vas.edu.vn

Số điện thoại: (028) 3622 6611

Website: https://www.vas.edu.vn/campuses/co-so-sunrise

Trường mầm non quốc tế Việt Úc - cơ sở Ba Tháng Hai

Địa chỉ: 594 Ba Tháng Hai, Phường 14, Quận 10

Email: info.bth@vas.edu.vn

Số điện thoại: (028) 3864 1770

Website: https://www.vas.edu.vn/campuses/co-so-ba-thang-hai

Với những thông tin trên, hi vọng ba mẹ sẽ phần nào giải đáp được câu hỏi “ nên cho bé đi nhà trẻ ở độ tuổi nào là thích hợp”. Ngoài ra, để biết thêm nhiều phương pháp học tập thú vị tại VAS, Quý phụ huynh và các bạn học sinh có thể liên hệ tại: www.vas.edu.vn - 0911 26 77 55.

>>> Xem thêm: Học phí trường quốc tế năm học 2023 - 2024

Bài viết liên quan