main logo
Messenger logo
phone calling icon
  • Home
  • Tin tức
  • Những đặc điểm thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì ở...

Những đặc điểm thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì ở trẻ

1. Các giai đoạn của tuổi dậy thì ở trẻ

Dậy thì là giai đoạn phát triển từ trẻ nhỏ sang trẻ vị thành niên và cuối cùng là người trưởng thành. Dậy thì được chia thành 3 giai đoạn như sau;

  • Giai đoạn 1: 10-14 tuổi
  • Giai đoạn 2: 14-16 tuổi
  • Giai đoạn 3: 16-19 tuổi

Trong đó, giai đoạn 1 là giai đoạn cần được phụ huynh quan tâm nhất vì đây mọi sự thay đổi chỉ mới bắt đầu nên trẻ còn nhiều bỡ ngỡ. Nếu ba mẹ không kịp thời giải đáp các thắc mắc sẽ dễ dẫn đến sai lệch về mặt tâm sinh lý ở trẻ.

Bên cạnh đó ở mỗi giai đoạn trẻ sẽ có sự thay đổi khác nhau về mặt tâm sinh lý, biểu hiện rõ nhất là sự phát triển thể chất. Do chịu tác động của hormone tăng trưởng và sinh dục nên cơ thể bé trai và bé gái sẽ phát triển mạnh mẽ ở chiều cao và cân nặng, đồng thời xuất hiện sự khác biệt về vóc dáng. Các bé gái thường dậy thì sớm hơn bé trai từ 1 - 2 năm, vì vậy phụ huynh cần lưu ý để chia sẻ sớm với trẻ về những thay đổi sắp diễn ra để các con không bị bỡ ngỡ.

Giáo dục đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì cho trẻ nhỏ

Giáo dục đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì cho trẻ nhỏ

2. Những thay đổi tâm sinh lý của trẻ ở tuổi dậy thì

a. Tính tự lập của trẻ: 

Khi bước vào giai đoạn dậy thì, trẻ muốn thể hiện tính tự chủ trong suy nghĩ và hành động hơn là phụ thuộc hoàn toàn vào ba mẹ. Điều này được biểu hiện bằng cách trẻ muốn tự mình đưa ra ý kiến cho các vấn đề cá nhân cũng như tích cực đóng góp ý kiến trong các buổi sinh hoạt gia đình. Tuy nhiên, trẻ sẽ bắt đầu biết miễn cưỡng khi chấp nhận lời khuyên từ cha mẹ, vì vậy nếu không khéo léo trong việc uốn nắn trẻ sẽ rất dễ gây nên những mâu thuẫn gay gắt giữa ba mẹ và con cái khi trẻ bước vào độ tuổi 14 - 16 tuổi. 

b. Bắt đầu quan tâm đến diện mạo cơ thể

Trẻ bắt đầu tò mò về những thay đổi trên cơ thể và sự khác biệt giới tính cũng như bắt đầu có xu hướng làm đẹp, thường ngắm nhìn hình ảnh bản thân trong gương là những biểu hiện thay đổi tâm sinh lý rất căn bản của lứa tuổi này. 

Từ 10 - 13 tuổi, các bé đã bắt đầu có những cảm xúc như buồn, vui, lo lắng nếu chẳng may có những khiếm khuyết trên cơ thể và bắt đầu biết so sánh bản thân với các bạn cùng trang lứa.

Từ 14 - 16 tuổi các em sẽ làm quen và chấp nhận những thay đổi cơ thể, đồng thời dành nhiều thời gian chăm sóc bản thân và làm đẹp để trông như người lớn và hấp dẫn hơn trong mắt bạn bè.

Từ 17 - 19 tuổi trở lên, trẻ sẽ không quan tâm nhiều về những thay đổi vì đến giai đoạn này, các em đã quen và chỉ tập trung cho hình ảnh cá nhân và phát triển những khía cạnh xã hội khác. 

c. Mở rộng các mối quan hệ xã hội 

Thích kết giao bạn bè, thích chơi theo nhóm, thích giao lưu với những người bạn khác giới là biểu hiện dậy thì ở trẻ trong độ tuổi từ 14 - 16 trở lên. Đặc biệt, trong giai đoạn này trẻ bắt đầu muốn có các mối quan hệ hẹn hò lãng mạng.

Trẻ thích giao lưu, mở rộng các mối quan hệ xã hội

Trẻ thích giao lưu, mở rộng các mối quan hệ xã hội

d. Thay đổi trong nhận thức

Các kỹ năng sống, khả năng tư duy logic, khả năng phân tích,... sẽ được trẻ tiếp thu nhanh trong độ tuổi từ 14 - 16 để làm nền tảng cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Do đó, phụ huynh và nhà trường cần phối hợp chặt chẽ để tránh việc trẻ tiếp nhận những thông tin sai lệch gây ảnh hưởng tâm sinh lý hoặc tệ hơn là vướng vào các tệ nạn xã hội do sự nhạy cảm và thiếu kinh nghiệm sống dẫn đến dễ tin người lạ. 

3. Phụ huynh cần làm gì khi trẻ bước vào giai đoạn nhạy cảm?

Hiện nay, nhiều phụ huynh vì bận rộn mà không có thời gian quan tâm đến trẻ, điều này khiến trẻ lúng túng và căng thẳng cũng như thiếu định hướng khi bước vào giai đoạn dậy thì và dễ dàng bị lôi kéo bởi những trào lưu lối sống bên ngoài. Do đó, ngoài việc giáo dục ở trường, ba mẹ cũng cần:

  • Dành thời gian cho trẻ nhiều hơn: thường xuyên trò chuyện với trẻ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của con và kiên nhẫn quan sát, điều chỉnh uốn nắn trẻ. Đồng thời, dạy trẻ tư duy tích cực và cách nhìn nhận sự việc đa chiều thông qua phương pháp lắng nghe tích cực, khuyến khích trẻ đưa ra các so sánh, các ví dụ đối lập nhau và hướng dẫn con cách xác thực thông tin và đưa ra giải pháp để hướng đến mặt tích cực của vấn đề.
  • Tổ chức các chuyến đi chơi với gia đình: cùng trẻ khám phá những vùng đất mới, dạy trẻ thông qua các tình huống thực tế sẽ giúp thắt chặt tình cảm gia đình và rút ngắn khoảng cách giữa những thế hệ. Nhờ vậy, trẻ sẽ dễ dàng tâm sự và nói ra suy nghĩ khi bước vào giai đoạn dậy thì để ba mẹ kịp thời tư vấn những hướng đi đúng đắn cho các con.

Những chuyến đi dã ngoại sẽ giúp trẻ cởi mở và gắn kết hơn

Những chuyến đi dã ngoại sẽ giúp trẻ cởi mở và gắn kết hơn

  • Khuyến khích trẻ rèn luyện các môn thể thao mà con yêu thích vì trong quá trình vận động, cơ thể sẽ tiết ra Endorphin và các hormone khác giúp giảm lo âu, tăng cảm giác vui vẻ, yêu đời.
  • Phối hợp cùng nhà trường: thường xuyên liên hệ với nhà trường để theo dõi tình hình học tập của trẻ cũng như kịp thời xử lý khi trẻ có biểu hiện tâm lý căng thẳng, chán nản hoặc thiếu tự tin trong học tập và giao tiếp. Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường sẽ đảm bảo cho quá trình bồi dưỡng kiến thức và nhân cách của con được phát triển tốt nhất.

4. Nhà trường quan tâm đặc điểm tâm sinh lý ở trẻ như thế nào?

Bên cạnh gia đình, nhà trường cũng đóng vai trò quan trọng không trong việc hỗ trợ sự phát triển cân bằng và bền vững của trẻ.  Tại các trường quốc tế nói chung và trường quốc tế Việt Úc (VAS) nói riêng, trẻ luôn được đặt vào vị trí trung tâm của các hoạt động giáo dục, từ đó tạo ra môi trường học tập và rèn luyện lý tưởng, phù hợp theo độ tuổi cho trẻ:

  • Các phương pháp giáo dục và lộ trình học tập khoa học cho trẻ phát triển toàn diện giúp giảm thiểu áp lực, nâng cao kết quả học tập giúp trẻ xây dựng và duy trì cảm hứng học tập và nghiên cứu. 
  • Môi trường học tập cởi mở, hiện đại với nhiều hoạt động ngoại khóa giúp trẻ xây dựng phẩm chất cốt lõi, phát triển trí tuệ cảm xúc. Tại VAS, trẻ được bồi dưỡng những phẩm chất cần thiết của một công dân toàn cầu thông qua Chương trình 7 Giá trị cốt lõi được giảng dạy xuyên suốt tại VAS: Xuất sắc, Tự tin, Đam mê, Chính trực, Tôn trọng, Tinh thần đồng đội và Tự hào quốc gia. Những giá trị này sẽ là nền tảng để các em phát triển kỹ năng, tiếp thu tri thức khoa học sẵn sàng hội nhập vào thế giới. Đồng thời, trẻ còn được thường xuyên mở rộng thế giới quan, tích lũy vốn sống và phát triển trí tuệ cảm xúc, tấm lòng nhân ái thông qua các hoạt đông thường niên như: Chuỗi chia sẻ truyền cảm hứng VAS TALKS, Chương trình VASer Vì Cộng Đồng,..

Học sinh VAS trao đổi cùng diễn giả tại chương trình VAS TALKS

Học sinh VAS trao đổi cùng diễn giả tại chương trình VAS TALKS

  • Các hoạt động ngoại khóa trong và sau giờ học khác giúp học sinh VAS phát triển thể chất, phát huy năng khiếu thể thao và nghệ thuật như VAS Olympics, VAS Got Talents, …

Học sinh VAS tích cực thi đấu tại chương trình VAS 

Học sinh VAS tích cực thi đấu tại chương trình VAS 

  • Các hoạt động dã ngoại trải nghiệm giúp trẻ mở rộng thế giới quan, rèn luyện kĩ năng và xây dựng mối quan hệ, kỉ niệm đẹp cùng bạn bè và thầy cô
  • Chương trình tư vấn tâm lý học đường: tại mỗi cơ sở sẽ có các chuyên gia cùng đội ngũ các thầy cô giáo tận tâm luôn sẵn sàng lắng nghe, tư vấn và hướng dẫn cho trẻ cần. 

Bên cạnh các chương trình hướng đến học sinh, tại VAS, nhà trường luôn chú trọng tổ chức những hoạt động nhằm hỗ trợ và đồng hành với phụ huynh trong quá trình nuôi dạy trẻ: 

  • Các hội thảo với các chủ đề đa dạng về tâm sinh lý như: “Hiểu để yêu con trọn vẹn - nghe sao cho con muốn nói - nói sao cho con muốn nghe”, “Nhận biết và cùng con vượt qua trầm cảm tuổi học đường”,... do các chuyên gia tâm lý, sức khoẻ và giáo dục chia sẻ nhằm giúp phụ huynh có thể thấu hiểu trẻ, từ đó xây dựng mối quan hệ tích cực với con và có thể cùng con phát triển cân bằng, hạnh phúc. 

Hội thảo Giáo dục: “ Hiểu để yêu con trọn vẹn - nghe sao cho con muốn nói - nói sao cho con muốn nghe” 

Hội thảo Giáo dục: “ Hiểu để yêu con trọn vẹn - nghe sao cho con muốn nói - nói sao cho con muốn nghe” 

  • Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh nhằm nhanh chóng cập nhật kịp thời những thay đổi, những nhu cầu của trẻ ở nhà và ở trường, từ đó đưa ra những định hướng giáo dục phù hợp với từng trẻ. 

Và đồng hành con vượt qua các giai đoạn cần nhiều yêu thương và kiên nhẫn vì mỗi trẻ sẽ có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, VAS hy vọng những chia sẻ trên đây có thể phần nào giúp ba mẹ trang bị những thông tin cần thiết để đưa ra những định hướng phù hợp cho con trưởng thành cân bằng và hạnh phúc. Để tìm hiểu thêm về chương trình học, các hoạt động ngoại khoá tại trường Quốc tế Việt Úc - VAS, bạ mẹ có thể liên hệ tại: 🌏 www.vas.edu.vn - ☎ 0911 26 77 55

 

Bài viết liên quan