Bật mí 9 bước hướng nghiệp cho học sinh THPT hiệu quả
- I. Lợi ích khi hướng nghiệp cho học sinh THPT
-
II. 9 bước hướng nghiệp cho học sinh THPT
- 2.1 Giúp học sinh vượt qua cái "bóng" nghề nghiệp của xã hội
- 2.2 Giúp học sinh hiểu rõ về bản thân
- 2.3 Hỗ trợ các em xác định thế mạnh và sở thích của mình
- 2.4 Cùng các em tìm hiểu về ngành, nghề mà mình sẽ chọn
- 2.5 Giúp các em xem xét điều kiện của bản thân so với ngành nghề
- 2.6 Thiết kế hồ sơ học tập ấn tượng
- 2.7 Tạo cơ hội để các em bồi đắp thêm kỹ năng mềm
- 2.8 Để học sinh được trải nghiệm những việc liên quan đến ngành nghề mình chọn
- 2.9 Chuẩn bị phương án B
- III. VAS và những hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THPT
Hướng nghiệp là công tác quan trọng để các em chọn đúng ngành học yêu thích
I. Lợi ích khi hướng nghiệp cho học sinh THPT
1. Giúp học sinh xác định được hướng đi và mục tiêu học tập
Hướng nghiệp cho học sinh THPT sẽ giúp cung cấp cho các em cơ hội để tìm hiểu, khám phá ngành nghề cũng như có dịp để đánh giá năng lực và nhìn nhận sở trường của bản thân. Cụ thể:
- Cung cấp thông tin về các ngành nghề và nhu cầu thị trường lao động: Hướng nghiệp giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về các ngành nghề và cơ hội việc làm. Bằng cách đánh giá các xu hướng và nhu cầu thị trường lao động, học sinh có thể xác định được những ngành nghề có tiềm năng phát triển trong tương lai, từ đó có kế hoạch tìm hiểu, học tập để tham gia vào lĩnh vực đó.
- Hỗ trợ học sinh tìm kiếm thông tin về học tập và nghề nghiệp: Giúp học sinh tìm hiểu các thông tin về những chương trình đào tạo, trường đại học, các tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực mà mình quan tâm. Những thông tin này giúp học sinh khoanh vùng môi trường đào tạo để từ đó có sự chuẩn bị chu đáo.
- Hỗ trợ học sinh phát triển kỹ năng và năng lực: Giúp học sinh xác định những kỹ năng cần thiết để có thể theo đuổi những ngành nghề mà học sinh quan tâm. Đồng thời, điều này cũng giúp các em THPT tìm kiếm, tham gia vào các khóa học và chương trình đào tạo phù hợp để phát triển các kỹ năng cần thiết.
Hướng nghiệp cho học sinh THPT sẽ giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập
2. Tránh mất thời gian và tiền bạc đầu tư vào việc học sai ngành, nghề
Nếu học sinh không có kế hoạch rõ ràng cho hướng đi nghề nghiệp trong tương lai, các em sẽ có xu hướng đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc vào việc học một ngành nghề không phù hợp với sở thích và khả năng của mình. Việc học sai ngành hoặc nghề không chỉ lãng phí thời gian, tiền bạc, mà còn khiến học sinh mất động lực và tự tin trong công việc. Do đó, việc hướng nghiệp sẽ tạo cơ hội để học sinh hiểu rõ về khả năng, sở trường của mình cũng như các thông tin về các ngành nghề phù hợp. Đồng thời giúp các em dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các khoá học và hoạt động giáo dục phù hợp.
3. Có thời gian để cân nhắc, chuẩn bị, đưa ra quyết định đúng đắn nhất
Hướng nghiệp mang đến cho các em học sinh bức tranh về từng ngành nghề cụ thể. Không những thế, các em còn được lắng nghe những chia sẻ từ chính các chuyên gia trong các lĩnh vực. Chính vì được tiếp cận những đặc điểm cơ bản của mỗi lĩnh vực mà các bé dễ dàng hình dung và có cái nhìn tổng quát hơn. Việc trải nghiệm từng ngành, nghề từ sớm sẽ giúp các em học sinh có nhiều thời gian để biết được chính xác liệu công việc đó, lĩnh vực đó có thực sự phù hợp với bản thân mình hay không. Có cơ hội để cân nhắc kỹ lưỡng chắc chắn sẽ giúp các em đưa ra quyết định chính xác và đúng đắn nhất so với việc chọn “đại" một ngành trong thời khắc gấp rút.
4. Hạn chế tình trạng làm trái ngành
Khi học sinh lựa chọn làm trái ngành so với những gì được học sẽ khiến các em gặp nhiều khó khăn, thách thức. Việc làm một ngành nghề mới sẽ khiến các em tốn nhiều thời gian và đòi hỏi phải nỗ lực rất nhiều. Nhóm người lao động làm trái ngành đã chia sẻ rằng họ đã phải đầu tư gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba lần so với người khác nhằm học hỏi và bù đắp những kiến thức chuyên môn cùng kỹ năng cho công việc mà họ thiếu hụt. Hơn nữa, làm trái ngành còn khiến cho thu nhập trung bình có xu hướng thấp hơn so với việc làm đúng ngành.
Chính vì thế, công tác hướng nghiệp sẽ vô cùng cần thiết để loại bỏ tình trạng làm trái ngành của nhiều sinh viên ra trường. Hướng nghiệp giúp học sinh tiếp cận với đa ngành, đa lĩnh vực để hiểu rõ bản thân thực sự thích làm công việc như thế nào, từ đó có kế hoạch chọn đúng khối thi phù hợp. Việc xác định trước khối ngành trong tương lai giúp các em học sinh dành nhiều thời gian hơn để chuẩn bị và tập trung vào những môn học quan trọng, phục vụ cho kỳ thi hoặc xét tuyển đại học sắp tới.
Hướng nghiệp giúp hạn chế tình trạng làm trái ngành
5. Dễ dàng phát triển, thăng tiến trong công việc
Việc được học đúng ngành nghề sẽ giúp các em phát huy những kiến thức được học để từ đó vận dụng một cách hiệu quả những kỹ năng đã tích lũy vào công việc. Nhờ khả năng áp dụng những kinh nghiệm, kiến thức phù hợp vào công việc sẽ giúp các em sớm tiến bộ hơn so với những bạn phải “chật vật” khi làm trái ngành. Từ đó tạo động lực để các em chinh phục những “nấc thang" sự nghiệp, nhận được nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong tương lai.
II. 9 bước hướng nghiệp cho học sinh THPT
1. Giúp học sinh vượt qua cái "bóng" nghề nghiệp của xã hội
Hiện nay, mặc dù xã hội đã có nhiều bước phát triển nhưng đâu đó vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm chưa đúng khi chọn ngành, nghề. Chẳng hạn như:
- Chọn nghề theo truyền thống gia đình
- Chọn nghề theo xu hướng bạn bè
- Chọn nghề theo “nhãn", “mác"
- Chọn nghề hot, nghề dễ kiếm tiền
Việc chọn nghề cần được xây dựng từ sở thích, đam mê của bản thân. Nếu bị cái “bóng" nghề nghiệp đè nặng, học sinh rất dễ rơi vào tình huống học vì người khác, thực hiện ước mơ của người khác. Điều này sẽ dẫn đến sự chán nản trong quá trình học tập, mất thời gian, tiền bạc mà không đem lại hiệu quả tốt đẹp. Do đó, ba mẹ cần giúp các em mạnh dạn vượt qua rào cản định hướng nghề nghiệp của gia đình, xã hội và khuyến khích các bé chọn ngành phù hợp với bản thân.
2. Giúp học sinh hiểu rõ về bản thân
Để học sinh cuối cấp có thể đưa ra quyết định chọn trường đúng đắn, ba mẹ nên tạo điều kiện để các em hiểu rõ bản thân, biết mình đam mê lĩnh vực nào, mong muốn làm nghề gì và khao khát trở thành ai trong tương lai.. Một trong những phương pháp đơn giản nhất chính là ba mẹ có thể tập cho các em thói quen viết nhật ký mỗi ngày, lên danh sách những điều muốn làm, tiếp xúc những lĩnh vực mà các em thích,...
Việc hiểu rõ về bản thân sẽ tạo động lực để các em vượt qua những định kiến về nghề nghiệp của xã hội, cũng như có cơ sở để không phải chọn ngành theo số đông, hay theo kỳ vọng của mọi người. Hơn nữa, việc hiểu rõ chính mình còn giúp các em có niềm tin vào bản thân, từ đó mạnh dạn xác định mục tiêu và lộ trình học phù hợp.
3. Hỗ trợ các em xác định thế mạnh và sở thích của mình
Khi lựa chọn ngành nghề, hai yếu tố quan trọng là sở trường và sở thích thường đi cùng nhau. Tìm ra thế mạnh và sở thích của bản thân sẽ giúp học sinh THPT tìm ra ngành nghề phù hợp, đem lại niềm đam mê và phát huy tối đa khả năng của mình. Ba mẹ có thể cùng con nhìn nhận lại kết quả của những việc mà bé từng thực hiện thành công trước đó để đánh giá đúng về điểm mạnh, sở thích. Điều quan trọng là ba mẹ không nên so sánh con với các anh chị em trong nhà hay bạn bè đồng trang lứa. Bởi việc này chỉ khiến các bé bị tổn thương, mất niềm tin vào bản thân thay vì tạo ra sự thay đổi tích cực.
Cho các em học sinh tiếp xúc nhiều lĩnh vực để xác định sở thích của mình
4. Cùng các em tìm hiểu về ngành, nghề mà mình sẽ chọn
Sau khi xác định những yếu tố liên quan về sở thích, điểm mạnh, nguyện vọng của các bé cuối cấp, bước tiếp theo ba mẹ cần cùng các em tìm hiểu thông tin về ngành nghề mà các em định chọn. Đồng thời gia đình cần đánh giá nhu cầu nhân lực của ngành đó trong tương lai. Bởi với tốc độ phát triển đáng kể của xã hội hiện nay, nhiều ngành nghề có nguy cơ biến mất trong tương lai. Do đó, phụ huynh và các em THPT cần có những phân tích để xem liệu trong những năm tới, ngành nghề mà học sinh muốn theo đuổi có nguy cơ bão hòa hay không, thị trường lao động và độ “hot" việc làm có xu hướng tăng lên hay giảm xuống, tỷ lệ cạnh tranh trong ngành nghề cao hay thấp, mức thu nhập trung bình của ngành đó khoảng bao nhiêu. Việc nắm bắt rõ ràng về bản thân cũng như thông tin ngành nghề sẽ bổ trợ rất nhiều trong quá trình học sinh chọn lĩnh vực theo học.
5. Giúp các em xem xét điều kiện của bản thân so với ngành nghề
Điều kiện bản thân cũng là một trong những vấn đề quan trọng cần xem xét khi các em THPT chọn ngành nghề. Một số yếu tố các em cần xem xét đó là: Điều kiện kinh tế của gia đình có đáp ứng được mức chi phí khi theo học ngành đó không, ngoại hình có phù hợp với đặc thù của ngành không, chiều cao & sức khỏe liệu có thỏa mãn yêu cầu của ngành không, lý lịch gia đình,...
Việc nhìn nhận điều kiện bản thân so với ngành nghề rất quan trọng bởi nếu không đáp ứng những yếu tố kể trên, các em học sinh sẽ phải đối diện với một áp lực rất lớn nếu theo đuổi ngành nghề đó.
6. Thiết kế hồ sơ học tập ấn tượng
Sau khi đã chọn ngành nghề phù hợp, điều tiếp theo các em học sinh cần làm đó là thiết kế hồ sơ học tập thật nổi bật. Để làm được điều đó, học sinh cần lên kế hoạch học tập một cách chu đáo để đạt được kết quả tốt nhất. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần khuyến khích các em tham gia vào những cuộc thi về học thuật, tài năng, các hoạt động ngoại khoá, tình nguyện,... để giúp làm nổi bật hồ sơ học tập cũng như bồi đắp những kỹ năng mà ngành nghề đó yêu cầu.
7. Tạo cơ hội để các em bồi đắp thêm kỹ năng mềm
“Kỹ năng mềm quyết định 75% sự thành đạt”, chính vì thế việc bồi đắp kỹ năng sống cần thiết là vô cùng quan trọng cho các em học sinh THPT. Kỹ năng mềm sẽ hỗ trợ các em trong việc nâng cao hiệu quả học tập, là công cụ phát huy những kỹ năng cứng và giúp các em phát triển xa trong sự nghiệp. Sở dĩ cần bồi đắp kỹ năng mềm trong hành trình hướng nghiệp cho các em cấp 3 vì việc này sẽ giúp xây dựng nền tảng kỹ năng sống vững vàng, phù hợp với ngành nghề mà các em có dự định theo học. Như vậy khi thi tuyển vào lĩnh vực đó, các em sẽ không gặp tình trạng bỡ ngỡ, choáng ngợp. Chẳng hạn, nếu muốn thi vào ngành hàng không với vị trí là tiếp viên hàng không, bên cạnh tiếng Anh tốt và những kiến thức học thuật liên quan, các em cần rèn luyện kỹ năng mềm như giao tiếp, ứng xử, kỹ năng sơ cứu, bơi lội, teamwork,...
8. Để học sinh được trải nghiệm những việc liên quan đến ngành nghề mình chọn
Bằng cách cọ xát, trải nghiệm thực tế và tham gia những hoạt động liên quan đến ngành nghề định chọn, học sinh sẽ có cơ hội khám phá công việc tương lai của mình một cách chân thực và hiệu quả. Việc này giúp các bạn có thể hình dung rõ hơn về những việc mình sẽ làm, đồng thời tích lũy thêm kinh nghiệm bổ ích cũng như có cơ hội để xem xét về sự phù hợp của bản thân đối với ngành đó. Nói cách khác, trải nghiệm thực tế giúp các bạn học sinh có cái nhìn cụ thể và chuyên sâu hơn về ngành nghề mình đang quan tâm.
Nên tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm những việc liên quan đến ngành nghề mình chọn
9. Chuẩn bị phương án B
Sau khi đã cân nhắc và đưa ra các yếu tố quan trọng để xác định các định hướng trong tương lai, việc chuẩn bị kế hoạch dự phòng là điều vô cùng cần thiết để giúp các em học sinh ứng phó với những tình huống không mong muốn. Việc này sẽ giúp tạo ra sự an tâm cho bản thân học sinh và gia đình trong suốt quá trình học tập, thi tuyển. Ví dụ, nếu các em học sinh có kế hoạch học ngành Xã hội học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các em có thể chọn cho mình một phương án dự phòng khác là ngành Công tác xã hội với mức điểm đậu thấp hơn để dành cho trường hợp không đủ điểm đậu vào ngành mà mình mong muốn.
III. VAS và những hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THPT
Trong suốt những năm qua, tư vấn hướng nghiệp luôn là chương trình chuyên biệt được VAS quan tâm thiết kế và vận hành tại toàn bộ cơ sở. Ở mỗi giai đoạn học tập cụ thể, VAS sẽ cung cấp chương trình hướng nghiệp phù hợp hỗ trợ học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 đạt được những mục tiêu khác nhau. Theo đó, thông qua những hoạt động bổ ích của chương trình tư vấn hướng nghiệp, các em học sinh tại VAS sẽ được khảo sát sơ bộ về tính cách ngành nghề, bí quyết lên kế hoạch rõ ràng, cũng như được hướng dẫn cụ thể các bước chuẩn bị rõ ràng cho quá trình ứng tuyển vào trường Đại học yêu thích trong tương lai. Những hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THPT tại VAS có thể kể đến như:
Các em học sinh khối 12 sẽ được tham gia buổi tư vấn trực tiếp (1 thầy & 1 trò) để được tư vấn, được giải đáp tận tình những thắc mắc về thi tuyển, ngành nghề. Đồng thời, các em học sinh cuối cấp còn được cung cấp những hiểu biết cùng các kỹ năng cần thiết để có thể đưa ra những chọn lựa phù hợp cho ngành học cũng như những định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Nếu sau buổi tư vấn, các em học sinh vẫn còn thắc mắc thì có thể đặt lịch để được các thầy, cô “gỡ rối" cũng như hỗ trợ thêm trong quá trình chọn trường, chọn ngành.
Bên cạnh đó, các em học sinh từ khối 10 đến khối 12 còn được tham gia vào hội thảo du học với sự góp mặt của 23 trường đại học hàng đầu từ Mỹ như đại học Purdue, Michigan, Florida,... cùng 3 trường đại học Việt Nam như Kinh tế, Broward, RMIT,... Thông qua hội thảo các em sẽ hiểu sâu hơn về những trường đại học danh giá, đồng thời thu thập các thông tin bổ ích về quy trình tuyển sinh của các trường cho từng nhóm ngành, từ đó có kế hoạch học tập sao cho phù hợp.
Hướng nghiệp cho học sinh THPT là một trong những vấn đề quan trọng mà các bậc phụ huynh và nhà trường cần quan tâm. Hướng nghiệp không chỉ giúp học sinh xác định được hướng đi và mục tiêu học tập phù hợp mà còn giúp tránh mất thời gian và tiền bạc khi đầu tư vào việc học sai ngành. Hơn nữa, hướng nghiệp còn giúp các em sở hữu những lợi thế cạnh tranh trong thị trường nhân lực, từ đó tạo bước đệm để các bé dễ dàng đạt được những bước thăng tiến nổi bật trong công việc. Mong rằng với bài viết này, VAS đã giúp ba mẹ có được những thông tin hữu ích về công tác hướng nghiệp, từ đó có kế hoạch phù hợp đồng hành cùng con trong quá trình hiểu bản thân, tìm ngành đúng.
>>> Xem thêm: Danh sách trường mầm non quận 10 uy tín, chất lượng 2023